Thủ tướng mong Quảng Nam-Đà Nẵng sát cánh cùng phát triển
22:07, ngày 21-10-2017
Sáng 21-10-2017, tại Thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đặc khu ủy Quảng Đà (tháng 10-1967 - tháng 10-2017) do Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức.
Đánh giá cao việc Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp tổ chức sự kiện này cũng như phối hợp xây dựng Khu di tích Đặc Khu ủy Quảng Đà tại Hòn Tàu (Quảng Nam), Thủ tướng cho rằng qua đó, “chúng ta ôn lại truyền thống oai hùng của dân tộc, của Đặc khu ủy Quảng Đà 50 năm, một thời kỳ oanh liệt, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến của dân tộc”.
Chia sẻ về câu chuyện, kỷ niệm thời kháng chiến, Thủ tướng nhớ lại những hình ảnh hết sức sâu đậm, những tấm gương lao động kiên cường, tinh thần cách mạng quả cảm của nhiều đồng chí như đồng chí Hồ Nghinh, Phạm Đức Nam..., trong đó nhiều đồng chí có mặt tại hội trường hôm nay.
Thủ tướng cho rằng, qua lễ kỷ niệm, những thế hệ hôm nay bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh xương máu cho Tổ quốc; đồng thời, rút ra bài học sâu sắc để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Đó là sự vận dụng sáng tạo của Đảng đối với một địa bàn chiến lược quan trọng, “để chúng ta sát dân, sát cơ sở”, qua đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo sẽ cụ thể, trúng và đúng.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Quốc hội, cách đây tròn 20 năm, vào năm 2007, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành 2 tỉnh, thành. Dẫn bài thơ của một đồng chí cách mạng viết hồi chia tách tỉnh: “Tôi với anh tuy hai mà một/Đã bao đời khắc cốt ghi tâm”, Thủ tướng cho rằng, tuy chia tách nhưng “lòng chúng ta không chia”, chúng ta cùng một nền văn hóa, cùng nhịp đập trái tim và đặc biệt thời gian gần đây, hai địa phương đã phối hợp công tác cùng phát triển, cùng xử lý những vấn đề đặt ra, cùng sử dụng hạ tầng chung… Đó là truyền thống đáng quý đối với Quảng Nam - Đà Nẵng và cũng rất đáng quý trong hiện tại khi đoàn kết là sức mạnh để phát triển. Tách hai địa phương mà không phối hợp tốt thì sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.
Thủ tướng mong muốn lãnh đạo Đà Nẵng, Quảng Nam tiếp tục phối hợp tốt hơn để cùng nhau đi lên. Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì”, Thủ tướng nhấn mạnh trong mấy thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước có nhiều biện pháp phát triển kinh tế-xã hội. Riêng năm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm Chính phủ hoàn thành toàn diện, vượt mức 13 chỉ tiêu mà Trung ương, Quốc hội giao.
Tuy nhiên, còn nhiều vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng chiến khu xưa… còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, theo Thủ tướng, trách nhiệm của những người lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp là cần thực hiện tốt hơn công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, tập trung hơn nữa sức lực để phát huy thành quả cách mạng mà các thế hệ trước đã hy sinh xương máu giành được, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, “đói nghèo phải giảm tối đa, dân chủ phải tốt hơn nữa, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phải làm mạnh mẽ hơn nữa”.
“Làm được điều đó chính là niềm mong mỏi của các cô, các chú, các anh, các chị, mà cũng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân”, Thủ tướng nói.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định sẽ cùng sát cánh xây dựng quê hương.
Ra đời trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, Đặc khu ủy Quảng Đà là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 vùng chiến lược: Đô thị - nông thôn - đồng bằng và miền núi để phát huy cao độ 3 lực lượng gồm bộ đội chủ lực - bộ đội địa phương và dân quân du kích ở 3 mũi giáp công chính trị - quân sự và binh địch vận, trong đó chủ yếu cho đô thị Đà Nẵng và phục vụ cho chiến dịch xuân Mậu Thân 1968 theo chủ trương của Trung ương Đảng.
Tồn tại gần 8 năm, dưới sự lãnh đạo Đặc khu ủy Quảng Đà, quân và dân Quảng Nam, Đà Nẵng đã liên tục mở nhiều đợt tấn công, đỉnh cao là cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và tiến đến đập tan căn cứ quân sự lớn nhất nhì miền Nam, giải phóng sớm Thành phố Đà Nẵng so với dự kiến và cả vùng khu V.
Sau giải phóng, chấp hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh; ngày 04-10-1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng./.
Chia sẻ về câu chuyện, kỷ niệm thời kháng chiến, Thủ tướng nhớ lại những hình ảnh hết sức sâu đậm, những tấm gương lao động kiên cường, tinh thần cách mạng quả cảm của nhiều đồng chí như đồng chí Hồ Nghinh, Phạm Đức Nam..., trong đó nhiều đồng chí có mặt tại hội trường hôm nay.
Thủ tướng cho rằng, qua lễ kỷ niệm, những thế hệ hôm nay bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh xương máu cho Tổ quốc; đồng thời, rút ra bài học sâu sắc để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Đó là sự vận dụng sáng tạo của Đảng đối với một địa bàn chiến lược quan trọng, “để chúng ta sát dân, sát cơ sở”, qua đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo sẽ cụ thể, trúng và đúng.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Quốc hội, cách đây tròn 20 năm, vào năm 2007, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành 2 tỉnh, thành. Dẫn bài thơ của một đồng chí cách mạng viết hồi chia tách tỉnh: “Tôi với anh tuy hai mà một/Đã bao đời khắc cốt ghi tâm”, Thủ tướng cho rằng, tuy chia tách nhưng “lòng chúng ta không chia”, chúng ta cùng một nền văn hóa, cùng nhịp đập trái tim và đặc biệt thời gian gần đây, hai địa phương đã phối hợp công tác cùng phát triển, cùng xử lý những vấn đề đặt ra, cùng sử dụng hạ tầng chung… Đó là truyền thống đáng quý đối với Quảng Nam - Đà Nẵng và cũng rất đáng quý trong hiện tại khi đoàn kết là sức mạnh để phát triển. Tách hai địa phương mà không phối hợp tốt thì sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.
Thủ tướng mong muốn lãnh đạo Đà Nẵng, Quảng Nam tiếp tục phối hợp tốt hơn để cùng nhau đi lên. Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì”, Thủ tướng nhấn mạnh trong mấy thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước có nhiều biện pháp phát triển kinh tế-xã hội. Riêng năm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm Chính phủ hoàn thành toàn diện, vượt mức 13 chỉ tiêu mà Trung ương, Quốc hội giao.
Tuy nhiên, còn nhiều vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng chiến khu xưa… còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, theo Thủ tướng, trách nhiệm của những người lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp là cần thực hiện tốt hơn công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, tập trung hơn nữa sức lực để phát huy thành quả cách mạng mà các thế hệ trước đã hy sinh xương máu giành được, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, “đói nghèo phải giảm tối đa, dân chủ phải tốt hơn nữa, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phải làm mạnh mẽ hơn nữa”.
“Làm được điều đó chính là niềm mong mỏi của các cô, các chú, các anh, các chị, mà cũng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân”, Thủ tướng nói.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định sẽ cùng sát cánh xây dựng quê hương.
Ra đời trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, Đặc khu ủy Quảng Đà là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 vùng chiến lược: Đô thị - nông thôn - đồng bằng và miền núi để phát huy cao độ 3 lực lượng gồm bộ đội chủ lực - bộ đội địa phương và dân quân du kích ở 3 mũi giáp công chính trị - quân sự và binh địch vận, trong đó chủ yếu cho đô thị Đà Nẵng và phục vụ cho chiến dịch xuân Mậu Thân 1968 theo chủ trương của Trung ương Đảng.
Tồn tại gần 8 năm, dưới sự lãnh đạo Đặc khu ủy Quảng Đà, quân và dân Quảng Nam, Đà Nẵng đã liên tục mở nhiều đợt tấn công, đỉnh cao là cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và tiến đến đập tan căn cứ quân sự lớn nhất nhì miền Nam, giải phóng sớm Thành phố Đà Nẵng so với dự kiến và cả vùng khu V.
Sau giải phóng, chấp hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh; ngày 04-10-1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng./.
Ủy ban ASEAN tại Italy nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU  (21/10/2017)
Các thành phố nắm trong tay chìa khóa giải quyết suy dinh dưỡng  (21/10/2017)
Đánh giá về Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017  (21/10/2017)
Khám phá vẻ đẹp biển đảo Việt Nam giữa lòng thủ đô Paris nước Pháp  (21/10/2017)
Latvia mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam  (21/10/2017)
Tổng kết thí điểm tự chủ đại học: “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”  (21/10/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên