Đầu tư cho Ngân hàng chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển
22:15, ngày 16-10-2017
Hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Đó là kết quả sau 15 năm (2002 - 2017) triển khai Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chiều 16-10, hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để tổng kết 15 năm thực hiện chính sách này đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Trên 179 nghìn tỷ đồng tín dụng chính sách
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...
Việc áp dụng chính sách này đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Thông qua đó, xây dựng trên 9,9 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Cũng nhờ chủ trương này, trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Tính đến ngày 30-9-2017, tổng nguồn vốn đạt trên 179 nghìn tỷ đồng, tăng trên 172 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ của hơn 20 chương trình tín dụng chính sách đạt trên 169 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, ngày 22-11-2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau 3 năm thực hiện, Chỉ thị đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tác động tích cực đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong toàn quốc.
Trong bối cảnh ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách.
Trong đó, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay 4.593 tỷ đồng (tăng 118% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 8.485 tỷ đồng.
Tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững.
Thủ tướng đánh giá cao việc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc nhận tiền gửi từ người nghèo nhằm tạo thói quen tích lũy và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Đặc biệt, Thủ tướng hài lòng trước kết quả triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách, đối tượng đến gần 7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có dư nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,81%, con số rất thấp so với các ngân hàng thương mại.
“Đấy là số liệu hết sức đáng mừng. Con số này thể hiện thành công trong quản lý, nói lên chất lượng, đối tượng cũng như cán bộ làm tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tận tâm, tận lực”, Thủ tướng nhận xét.
Phân tích một yếu tố làm nên thành công này, Thủ tướng cho rằng mô hình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam, khi đến nay có 11.000 điểm giao dịch, 200.000 tổ tiết kiệm vay vốn ở tất cả các thôn, bản trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Nhấn mạnh đến việc cả nước vẫn còn 1,9 triệu hộ nghèo và 1,3 triệu hộ cận nghèo, Thủ tướng đề nghị cán bộ làm tín dụng, hệ thống làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đáp ứng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của người vay vốn.
Theo Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Lưu ý đến chất lượng tín dụng, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi nhất để người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội.
Yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực, thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ quan niệm rằng đầu tư cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển”.
Lưu ý đến vai trò của xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước… ủy thác vốn, đóng góp vốn tự nguyện, không hoàn lại thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
Các địa phương cần quan tâm bố trí vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội.
Thủ tướng đề nghị các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt hơn nữa những công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác, bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.
Tín dụng chính sách chú trọng vào hỗ trợ người dân khởi nghiệp, nhất là phụ nữ, thanh niên; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Huân chương Lao động Hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng Ngân hàng Chính sách xã hội về những thành tích xuất sắc trong công tác.
Ban Tổ chức cũng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 20 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới./.
Trên 179 nghìn tỷ đồng tín dụng chính sách
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...
Việc áp dụng chính sách này đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Thông qua đó, xây dựng trên 9,9 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Cũng nhờ chủ trương này, trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Tính đến ngày 30-9-2017, tổng nguồn vốn đạt trên 179 nghìn tỷ đồng, tăng trên 172 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ của hơn 20 chương trình tín dụng chính sách đạt trên 169 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, ngày 22-11-2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau 3 năm thực hiện, Chỉ thị đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tác động tích cực đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong toàn quốc.
Trong bối cảnh ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách.
Trong đó, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay 4.593 tỷ đồng (tăng 118% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 8.485 tỷ đồng.
Tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững.
Thủ tướng đánh giá cao việc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc nhận tiền gửi từ người nghèo nhằm tạo thói quen tích lũy và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Đặc biệt, Thủ tướng hài lòng trước kết quả triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách, đối tượng đến gần 7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có dư nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,81%, con số rất thấp so với các ngân hàng thương mại.
“Đấy là số liệu hết sức đáng mừng. Con số này thể hiện thành công trong quản lý, nói lên chất lượng, đối tượng cũng như cán bộ làm tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tận tâm, tận lực”, Thủ tướng nhận xét.
Phân tích một yếu tố làm nên thành công này, Thủ tướng cho rằng mô hình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam, khi đến nay có 11.000 điểm giao dịch, 200.000 tổ tiết kiệm vay vốn ở tất cả các thôn, bản trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Nhấn mạnh đến việc cả nước vẫn còn 1,9 triệu hộ nghèo và 1,3 triệu hộ cận nghèo, Thủ tướng đề nghị cán bộ làm tín dụng, hệ thống làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đáp ứng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của người vay vốn.
Theo Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Lưu ý đến chất lượng tín dụng, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi nhất để người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội.
Yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực, thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ quan niệm rằng đầu tư cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển”.
Lưu ý đến vai trò của xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước… ủy thác vốn, đóng góp vốn tự nguyện, không hoàn lại thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
Các địa phương cần quan tâm bố trí vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội.
Thủ tướng đề nghị các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt hơn nữa những công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác, bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.
Tín dụng chính sách chú trọng vào hỗ trợ người dân khởi nghiệp, nhất là phụ nữ, thanh niên; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Huân chương Lao động Hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng Ngân hàng Chính sách xã hội về những thành tích xuất sắc trong công tác.
Ban Tổ chức cũng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 20 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới./.
Việt Nam muốn làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ  (16/10/2017)
Xem xét thi hành kỷ luật Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình  (16/10/2017)
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể IPU-137  (16/10/2017)
Điện chia buồn vụ đánh bom khủng bố tại thủ đô của Somalia  (16/10/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-10-2017)  (16/10/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay