Thanh Hóa tuyệt đối không chủ quan, tập trung tìm người mất tích
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là đợt mưa lũ gây thiệt hại lớn, trên diện rộng tại nhiều địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp đi thị sát và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ tại Ninh Bình, Yên Bái và Hòa Bình.
Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Thanh Hóa đã chủ động, tích cực, triển khai nhanh chóng các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ưu tiên tập trung tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng để sớm ổn định cuộc sống; đồng thời đặc biệt quan tâm công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, nước sạch.
Nhắc lại tinh thần các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải cảnh giác trước những diễn biến của thời tiết, tuyệt đối không được chủ quan.
Thanh Hóa phải luôn đề phòng, kiểm tra tình hình, nhất là hệ thống đê điều; có phương án, biện pháp cần thiết, di dân khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ bị sạt lở, lũ lụt.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cũng đã cho ý kiến về một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa về việc Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ.
Về khắc phục những điểm sạt lở đê, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là việc cấp bách, nếu có thêm đợt mưa bão nữa thì rất nguy hiểm. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tổng hợp, đề xuất kiến nghị Chính phủ giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận đề xuất của tỉnh Thanh Hóa về vận động, tìm kiếm nguồn vốn ODA để hỗ trợ tỉnh nâng cấp, sửa chữa hệ thống đê.
Trước đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trực tiếp đi thị sát tuyến đê sông Chu bị sạt lở tại xã Thọ Trường và đoạn đê bị vỡ tại Trạm bơm thủy lợi Quang Hoa, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
Tại khu vực đê bị vỡ, trong tình huống khẩn cấp, lực lượng chức năng buộc phải lao một chiếc máy xúc để giải nguy, sau đó đóng cọc tre, chèn bao tải đất đá lên trên. Sau gần 3 giờ, đoạn đê đã được hàn khẩu.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã đến thăm động viên và tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ tại xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân.
Mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng tại Thanh Hóa
Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Nguyễn Đình Xứng cho biết, trong đợt mưa lũ vừa qua, tổng lượng mưa tại Thanh Hóa phổ biến từ 300-400 mm, cá biệt có nơi lượng mưa lên tới trên 600 mm.
Theo thống kê sơ bộ, tỉnh Thanh Hóa đã có 16 người chết, 5 người bị thương, 5 người bị mất tích; 55 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 172 ngôi nhà bị thiệt hại một phần; 28.146 ngôi nhà bị ngập; 144 ngôi nhà bị ảnh hưởng sạt lở đất…
Bên cạnh đó, 6.055 ha nuôi trồng thủy sản đã bị ngập; 271,3 ha nuôi tôm quảng canh, 18 ha nuôi tôm thâm canh, 4 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Khoảng 28.833 ha cây hằng năm và cây vụ đông bị thiệt hại, trong đó có 1.236 ha lúa, 6.140 ha ngô, 10.870 ha rau, hoa màu, 2.200 ha mía và khoảng 8.000 ha các loại cây trồng khác.
Tình trạng sạt lở chân đê, mái đê và nứt mặt đê được ghi nhận trên các sông Chu (xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa; xã Thọ Minh, xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân); sạt lở mái đê hữu sông Mã (xã Quảng Phú, TP. Thanh Hóa và xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa).
Tỉnh Thanh Hóa ước tính tổng thiệt hại của đợt mưa lũ vừa qua vào khoảng 2.700 tỷ đồng./.
Quốc hội Iran quan tâm thúc đẩy hợp tác với Quốc hội Việt Nam  (15/10/2017)
Quyết liệt hành động, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu 2017  (15/10/2017)
Phản ứng của các nước đối với quyết định của Tổng thống Mỹ về thỏa thuận hạt nhân Iran  (15/10/2017)
Tăng cường hợp tác kinh tế giữa các địa phương Việt Nam với các nước  (15/10/2017)
Bão số 11 có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới  (15/10/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên