Mô hình bác sỹ gia đình lần đầu tiên được triển khai tại Phú Thọ
21:14, ngày 09-10-2017
Sáng 09-10-2017, Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã tiến hành triển khai mô hình bác sỹ gia đình tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập và khai giảng lớp đào tạo khám chữa các bệnh thông thường tại các tuyến ban đầu theo nguyên lý y học gia đình.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Phú Thọ triển khai mô hình bác sỹ gia đình nhằm nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đang là mục tiêu hàng đầu mà Bộ Y tế hướng tới để nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân. Hiện trên cả nước có hơn 10.000 trạm y tế xã. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều tiêu chí mới về trạm y tế xã. Đến nay đã có nhiều trạm y tế xã khang trang, tuy nhiên có một thực tế là việc cung ứng các dịch vụ chưa được như mong muốn.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn chỉ rõ, hiện nay mô hình bệnh tật đã có sự thay đổi. Nếu như trước kia tập trung phòng các bệnh truyền nhiễm thì nay mô hình quản lý và phòng chống các bệnh không lây nhiễm đang được đẩy mạnh.
“Các bệnh không lây nhiễm như bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh đường hô hấp mạn tính là những bệnh không lây nhiễm không nhất thiết phải lên bệnh viện tuyến tỉnh, chỉ cần kiểm soát ngay ở trạm y tế tuyến xã. Nhưng khung thành này, trận địa này, Bộ Y tế thấy rằng chúng ta để ngỏ trong thời gian dài. Hậu quả hiện nay là tình trạng quá tải,” lãnh đạo Bộ Y tế cho hay.
Vì vậy mô hình bác sỹ gia đình đang trở thành một giải pháp trọng tâm trong triển khai y tế cơ sở. Việc đưa nguyên lý y học gia đình giúp nâng cao chất lượng và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho người dân ở địa điểm chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Với việc triển khai mô hình bác sỹ gia đình, các thầy thuốc giỏi sẽ đồng hành cùng trạm y tế, để tạo sự thay đổi về chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở, nhất là trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính. Điều này sẽ giúp người dân không phải đi xa để tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ Hồ Đức Hải cho biết, chương trình phối hợp đào tạo cán bộ thêm chức năng bác sỹ gia đình đã được tỉnh Phú Thọ lên kế hoạch từ lâu. Huyện Yên Lập đang triển khai mô hình quản lý sức khỏe đến từng người dân vào cuối năm 2016 tại 17 xã trong toàn huyện.
Thông qua việc ký kết hợp tác của các bệnh viện tuyến Trung ương, đội ngũ y tế của huyện Yên Lập sẽ được đào tạo, tập huấn bổ sung kiến thức thêm nhiệm vụ làm bác sỹ gia đình, tăng cường thêm năng lực chuyên môn để quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Sau khi triển khai đề án bác sỹ gia đình tại huyện Yên Lập, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại các huyện khác trong năm 2017-2018.
Cũng trong sáng nay, năm bệnh viện gồm Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền đã ký với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ hợp tác khám, chữa bệnh theo đề án bác sỹ gia đình.
Các bệnh viện này sẽ đưa các chuyên gia y tế lên giảng dạy, đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho 17 nhân viên y tế tuyến xã của huyện Yên Lập.
Đề án bác sỹ gia đình được Bộ Y tế bắt đầu từ năm 2013, giai đoạn một được triển khai tại 8 tỉnh/thành trên cả nước.
Mô hình bác sỹ gia đình đang được Bộ Y tế đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên./.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đang là mục tiêu hàng đầu mà Bộ Y tế hướng tới để nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân. Hiện trên cả nước có hơn 10.000 trạm y tế xã. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều tiêu chí mới về trạm y tế xã. Đến nay đã có nhiều trạm y tế xã khang trang, tuy nhiên có một thực tế là việc cung ứng các dịch vụ chưa được như mong muốn.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn chỉ rõ, hiện nay mô hình bệnh tật đã có sự thay đổi. Nếu như trước kia tập trung phòng các bệnh truyền nhiễm thì nay mô hình quản lý và phòng chống các bệnh không lây nhiễm đang được đẩy mạnh.
“Các bệnh không lây nhiễm như bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh đường hô hấp mạn tính là những bệnh không lây nhiễm không nhất thiết phải lên bệnh viện tuyến tỉnh, chỉ cần kiểm soát ngay ở trạm y tế tuyến xã. Nhưng khung thành này, trận địa này, Bộ Y tế thấy rằng chúng ta để ngỏ trong thời gian dài. Hậu quả hiện nay là tình trạng quá tải,” lãnh đạo Bộ Y tế cho hay.
Vì vậy mô hình bác sỹ gia đình đang trở thành một giải pháp trọng tâm trong triển khai y tế cơ sở. Việc đưa nguyên lý y học gia đình giúp nâng cao chất lượng và cung ứng dịch vụ tốt hơn cho người dân ở địa điểm chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Với việc triển khai mô hình bác sỹ gia đình, các thầy thuốc giỏi sẽ đồng hành cùng trạm y tế, để tạo sự thay đổi về chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở, nhất là trong việc kiểm soát các bệnh mãn tính. Điều này sẽ giúp người dân không phải đi xa để tiếp cận được các dịch vụ y tế chất lượng.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ Hồ Đức Hải cho biết, chương trình phối hợp đào tạo cán bộ thêm chức năng bác sỹ gia đình đã được tỉnh Phú Thọ lên kế hoạch từ lâu. Huyện Yên Lập đang triển khai mô hình quản lý sức khỏe đến từng người dân vào cuối năm 2016 tại 17 xã trong toàn huyện.
Thông qua việc ký kết hợp tác của các bệnh viện tuyến Trung ương, đội ngũ y tế của huyện Yên Lập sẽ được đào tạo, tập huấn bổ sung kiến thức thêm nhiệm vụ làm bác sỹ gia đình, tăng cường thêm năng lực chuyên môn để quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Sau khi triển khai đề án bác sỹ gia đình tại huyện Yên Lập, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại các huyện khác trong năm 2017-2018.
Cũng trong sáng nay, năm bệnh viện gồm Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền đã ký với Sở Y tế tỉnh Phú Thọ hợp tác khám, chữa bệnh theo đề án bác sỹ gia đình.
Các bệnh viện này sẽ đưa các chuyên gia y tế lên giảng dạy, đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho 17 nhân viên y tế tuyến xã của huyện Yên Lập.
Đề án bác sỹ gia đình được Bộ Y tế bắt đầu từ năm 2013, giai đoạn một được triển khai tại 8 tỉnh/thành trên cả nước.
Mô hình bác sỹ gia đình đang được Bộ Y tế đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 02 đến ngày 08-10-2017  (09/10/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 02 đến 08-10-2017)  (09/10/2017)
Lễ hội đền Đồng Bằng, Thái Bình được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia  (09/10/2017)
Di cư để tìm kiếm cơ hội  (09/10/2017)
Hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam dự diễn đàn Cộng đồng kinh tế ASEAN  (08/10/2017)
Tân Đại sứ Mỹ tại Nga đề cập 2 vấn đề tác động tới quan hệ song phương  (08/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên