Hội thảo “UNCLOS: Các giải pháp quản lý những điểm chung toàn cầu trên biển”
22:44, ngày 05-10-2017
Tại Ấn Độ, từ ngày 04 đến ngày 06-10-2017, tại khách sạn Sinclair ở Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, Quỹ Ấn Độ đã tổ chức hội thảo về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) với chủ đề “UNCLOS: Các giải pháp quản lý những điểm chung toàn cầu trên biển”.
Tham dự hội thảo có Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ M J Akbar, Phó Thống đốc quần đảo Andaman và Nicobar Jagdish Mukhi, Phó Đô đốc Vinay Badhwar, Đại sứ các nước Philippines, Lào, Đức, đại diện ngoại giao các nước Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia, Đức, Nhật Bản, và đông đảo các quan chức, giới nghiên cứu nước chủ nhà và quốc tế cùng các cơ quan báo chí. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành cũng tham dự và có bài phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Phó Đô đốc Vinay Badhwar lại nêu bật vai trò của UNCLOS, nhấn mạnh rằng công ước này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho phát triển bền vững của các đại dương và các vùng biển nhằm cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của những quốc gia có biển với những quốc gia khác.
Quốc vụ khanh Akbar cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của các vùng biển, bầu trời và không gian vũ trụ và nó thuộc về những ai có những ý tưởng, tầm nhìn và công nghệ mới. Ông nhận định Ấn Độ sẽ là nước đóng vai trò lớn xét về mặt công nghệ, đồng thời cũng giải thích tại sao Ấn Độ lại đang nổi lên là một cường quốc hải quân.
Phó Thống đốc Jagdish Mukhi tuyên bố UNCLOS được thừa nhận rộng rãi như là “bản hiến pháp về các đại dương” khi nó đề ra khuôn khổ pháp lý mà ở đó tất cả các hoạt động ở các đại dương và vùng biển phải được thực hiện, trong đó có bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương cũng như các nguồn tài nguyên từ đại dương. Ông Mukhi hy vọng trong 3 ngày diễn ra hội thảo, một loạt các vấn đề, bao gồm cả tính pháp lý lâu dài của UNCLOS và việc tiếp tục áp dụng công ước, vai trò của UNCLOS trong tạo điều kiện cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, giải pháp xử lý tranh chấp trên biển hài hòa trong thế kỷ XXI cùng nhiều vấn đề khác sẽ được thảo luận.
Phó Thống đốc Jagdish Mukhi cũng nêu rõ rằng các vấn đề hàng hải đã và đang nổi lên là một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, làm cho nhiều cường quốc phải điều chỉnh các chính sách của mình về mặt chiến lược đối với khu vực này. Ông khẳng định việc tuân thủ tất cả luật pháp quốc tế và các phán quyết của các tòa án quốc tế của mỗi nước sẽ rất quan trọng cho hòa bình toàn cầu và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực xây dựng năng lực nhằm bảo vệ các đại dương và mang lại cơ hội cho tất cả các nước sử dụng các nguồn tài nguyên của đại dương một cách hòa bình, bình đẳng và bền vững cho các thế hệ mai sau.
Trong bài phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Tôn Sinh Thành đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Biển Đông xét về mặt vị trí chiến lược và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là tuyến đường biển thương mại rất quan trọng đối với hầu hết các nước. Đại sứ cho rằng hiện ở Biển Đông có hai dạng tranh chấp là tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo và tranh chấp về các đường biên giới trên biển và những tranh chấp này có liên quan với nhau. Đại sứ nhấn mạnh phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) hồi năm ngoái không chỉ là cơ sở để giải quyết các vấn đề giữa Philippines và Trung Quốc mà còn để giải quyết những tranh chấp giữa các bên tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông. Với phán quyết này, những khu vực tranh chấp trên Biển Đông đã giảm đáng kể, qua đó giúp củng cố vai trò và tầm quan trọng của UNCLOS.
Đại sứ Tôn Sinh Thành cho biết thêm mặc dù vậy, hiện tình hình ở Biển Đông vẫn rất phức tạp và cách thức giải quyết duy nhất cho vấn đề này là thương lượng hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là theo UNCLOS 1982. Về các vấn đề lãnh thổ, bất kỳ giải pháp ngoại giao và pháp lý nào cho những tranh chấp đều được hoan nghênh. Đại sứ cho rằng các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nên kiềm chế làm phức tạp thêm tình hình bằng cách không làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này và tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đồng thời nhấn mạnh vai trò của sức mạnh tập thể của các nước trong khu vực cũng như của những cường quốc ngoài khu vực cũng hết sức quan trọng, trong đó Ấn Độ nên đóng một vai trò tích cực hơn nữa ở Biển Đông.
Cuộc hội thảo lần này xoay quanh 4 chủ đề là tính pháp lý lâu dài của UNCLOS và việc tiếp tục áp dụng công ước này trong thế kỷ XXI; Vai trò của UNCLOS trong tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp: Một trường hợp về giải quyết tranh chấp trên biển hài hòa giữa Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar; Vấn đề không tuân thủ UNCLOS gia tăng: Phân tích tình trạng hỗn độn ở Biển Đông; và Cấu trúc an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm duy trì tự do hàng hải theo UNCLOS./.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Phó Đô đốc Vinay Badhwar lại nêu bật vai trò của UNCLOS, nhấn mạnh rằng công ước này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho phát triển bền vững của các đại dương và các vùng biển nhằm cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của những quốc gia có biển với những quốc gia khác.
Quốc vụ khanh Akbar cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của các vùng biển, bầu trời và không gian vũ trụ và nó thuộc về những ai có những ý tưởng, tầm nhìn và công nghệ mới. Ông nhận định Ấn Độ sẽ là nước đóng vai trò lớn xét về mặt công nghệ, đồng thời cũng giải thích tại sao Ấn Độ lại đang nổi lên là một cường quốc hải quân.
Phó Thống đốc Jagdish Mukhi tuyên bố UNCLOS được thừa nhận rộng rãi như là “bản hiến pháp về các đại dương” khi nó đề ra khuôn khổ pháp lý mà ở đó tất cả các hoạt động ở các đại dương và vùng biển phải được thực hiện, trong đó có bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương cũng như các nguồn tài nguyên từ đại dương. Ông Mukhi hy vọng trong 3 ngày diễn ra hội thảo, một loạt các vấn đề, bao gồm cả tính pháp lý lâu dài của UNCLOS và việc tiếp tục áp dụng công ước, vai trò của UNCLOS trong tạo điều kiện cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, giải pháp xử lý tranh chấp trên biển hài hòa trong thế kỷ XXI cùng nhiều vấn đề khác sẽ được thảo luận.
Phó Thống đốc Jagdish Mukhi cũng nêu rõ rằng các vấn đề hàng hải đã và đang nổi lên là một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, làm cho nhiều cường quốc phải điều chỉnh các chính sách của mình về mặt chiến lược đối với khu vực này. Ông khẳng định việc tuân thủ tất cả luật pháp quốc tế và các phán quyết của các tòa án quốc tế của mỗi nước sẽ rất quan trọng cho hòa bình toàn cầu và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực xây dựng năng lực nhằm bảo vệ các đại dương và mang lại cơ hội cho tất cả các nước sử dụng các nguồn tài nguyên của đại dương một cách hòa bình, bình đẳng và bền vững cho các thế hệ mai sau.
Trong bài phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Tôn Sinh Thành đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Biển Đông xét về mặt vị trí chiến lược và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là tuyến đường biển thương mại rất quan trọng đối với hầu hết các nước. Đại sứ cho rằng hiện ở Biển Đông có hai dạng tranh chấp là tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo và tranh chấp về các đường biên giới trên biển và những tranh chấp này có liên quan với nhau. Đại sứ nhấn mạnh phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) hồi năm ngoái không chỉ là cơ sở để giải quyết các vấn đề giữa Philippines và Trung Quốc mà còn để giải quyết những tranh chấp giữa các bên tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông. Với phán quyết này, những khu vực tranh chấp trên Biển Đông đã giảm đáng kể, qua đó giúp củng cố vai trò và tầm quan trọng của UNCLOS.
Đại sứ Tôn Sinh Thành cho biết thêm mặc dù vậy, hiện tình hình ở Biển Đông vẫn rất phức tạp và cách thức giải quyết duy nhất cho vấn đề này là thương lượng hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là theo UNCLOS 1982. Về các vấn đề lãnh thổ, bất kỳ giải pháp ngoại giao và pháp lý nào cho những tranh chấp đều được hoan nghênh. Đại sứ cho rằng các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nên kiềm chế làm phức tạp thêm tình hình bằng cách không làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này và tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đồng thời nhấn mạnh vai trò của sức mạnh tập thể của các nước trong khu vực cũng như của những cường quốc ngoài khu vực cũng hết sức quan trọng, trong đó Ấn Độ nên đóng một vai trò tích cực hơn nữa ở Biển Đông.
Cuộc hội thảo lần này xoay quanh 4 chủ đề là tính pháp lý lâu dài của UNCLOS và việc tiếp tục áp dụng công ước này trong thế kỷ XXI; Vai trò của UNCLOS trong tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp: Một trường hợp về giải quyết tranh chấp trên biển hài hòa giữa Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar; Vấn đề không tuân thủ UNCLOS gia tăng: Phân tích tình trạng hỗn độn ở Biển Đông; và Cấu trúc an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm duy trì tự do hàng hải theo UNCLOS./.
Chính phủ yêu cầu các Bộ xóa bỏ ít nhất 1/3 điều kiện kinh doanh  (05/10/2017)
FTA giữa Việt Nam-EAEU: Động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế  (05/10/2017)
Một số giải pháp nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (05/10/2017)
ASEAN tuổi 50: Nhìn lại và hướng tới  (05/10/2017)
Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương sáu khóa XII  (05/10/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay