Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản của người có chức vụ
Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 14, sáng 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 cho thấy, kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã có tác dụng răn đe nhất định, tạo được sự thay đổi tích cực; tuy nhiên vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Tham nhũng nhìn chung vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi. Công tác phòng, chống tham nhũng tại các địa phương còn yếu, chưa đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn bất cập, sơ hở. Việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu kém. Một số nơi còn buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm, tham nhũng. Công tác đánh giá trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quản lý còn hạn chế…
Báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, tình hình tham nhũng năm 2018 dự báo sẽ có dấu hiệu giảm. Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng sẽ củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân, có tác dụng răn đe rõ rệt; vừa cảnh báo, ngăn chặn tham nhũng vừa khích lệ các nhân tố tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng.
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp cho rằng, Báo cáo chưa phản ánh thật đầy đủ thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 và chưa nêu được một số chuyển biến nổi bật của công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng so với năm 2016. Một số tồn tại, hạn chế nêu còn sơ lược, thiếu các thông tin, địa chỉ cụ thể; chưa đề ra giải pháp mang tính đột phá và lộ trình cụ thể để khắc phục những hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng đã tồn tại qua nhiều năm.
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, trong những năm gần đây, đánh giá về tình hình tham nhũng, tại các văn kiện, nghị quyết của Đảng cũng như phản ánh của người dân và doanh nghiệp“tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng”. Bên cạnh đó, ngày 26-12-2016, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã nhận định công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”; “Tham nhũng, lãng phí với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, đang là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”. Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn căn cứ đánh giá về tình hình tham nhũng trong năm 2017 và căn cứ dự báo tình hình tham nhũng năm 2018 sẽ tiếp tục giảm.
Về kê khai tài sản, thu nhập, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, trong năm 2017 số lượng bản kê khai là rất lớn, nhưng chỉ xác minh đối với 77 người/1.113.422 người đã kê khai (chiếm 0,007%). Kết quả xác minh phát hiện 3 trường hợp vi phạm, giảm nhiều so với các năm trước (năm 2016 xác minh đối với 414 người, năm 2015 xác minh đối với 1.225 người). Trong khi đó, theo phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực nhưng không được phát hiện, xử lý. Việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm trong một số trường hợp còn chưa hợp lý. Thực trạng trên cho thấy, biện pháp phòng ngừa này còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
Để khắc phục hạn chế, bất cập này, Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người trong toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các quy định về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, các khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; đồng thời quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời dư luận cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng. Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cần báo cáo Quốc hội kết quả việc thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 và Nghị quyết số 111/2015/QH13 về nội dung: “Tập trung thanh tra, kiểm toán các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực”.
Chiều 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017. /.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra  (19/09/2017)
Thông tin về việc xuất bán dầu thô trong 8 tháng đầu năm 2017  (19/09/2017)
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí và truyền thông trong tình hình mới  (19/09/2017)
AIPA-38: Việt Nam đề xuất hợp tác xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển đồng đều và tăng trưởng bao trùm  (19/09/2017)
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Liên bang Nga  (19/09/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Tọa đàm xúc tiến đầu tư tại Brussels  (19/09/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên