AIPA-38: Việt Nam đề xuất hợp tác xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển đồng đều và tăng trưởng bao trùm
Sáng 19-9, tại thủ đô Manila (Philippines), Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 38 (AIPA- 38) đã họp phiên toàn thể thứ hai với nhiều nội dung quan trọng.
Đại hội đồng AIPA- 38 đã nghe các báo cáo của Ủy ban nữ nghị sỹ, Ủy ban về các vấn đề chính trị, Ủy ban về các vấn đề tổ chức, Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Ủy ban về các vấn đề xã hội và Ủy ban thông cáo chung, đồng thời thông qua các báo cáo đã được thảo luận tại các ủy ban.
Với chủ đề “AIPA và ASEAN: Đối tác vì sự thay đổi bao trùm”, trong 4 ngày diễn ra Hội nghị, các ủy ban chức năng của AIPA- 38 đã tập trung bàn thảo và trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề đang đặt ra thách thức đối với khu vực và thế giới, có ý nghĩa quan trọng với Cộng đồng ASEAN như phòng, chống hiểm họa ma túy, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ di cư, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi nạn bóc lột tình dục, bảo đảm an ninh lương thực, tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSME), xây dựng một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) phát triển đồng đều và tăng trưởng bao trùm; xem xét và bàn thảo nhiều nội dung liên quan đến cơ chế làm việc của AIPA, ngân sách hoạt động của AIPA…
Tại AIPA-38, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tích cực tham gia tất cả các phiên họp, đóng góp nhiều ý kiến thảo luận quan trọng vào các nghị quyết được các ủy ban đưa ra và đề xuất một nghị quyết về hợp tác nội khối nhằm xây dựng một Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát triển đồng đều và tăng trưởng bao trùm. Theo đó, nghị quyết đã nhắc đến các mục tiêu đã đề ra của Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và yêu cầu tiến hành thực hiện các mục tiêu đã đề ra của Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, đề nghị các nước tăng cường phối hợp để thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa nghèo bền vững, thực hiện hiệu quả an sinh xã hội, xem xét xây dựng khung thể chế chung như cơ cấu tổ chức, điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN để từ đó tăng cường được hợp tác kinh tế nội khối ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN phát triển đồng đều và tăng trưởng bao trùm. Nghị quyết đã được thông qua với sự nhất trí cao của tất cả các nước thành viên AIPA.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những ý kiến đóng góp sửa đổi đối với nghị quyết về giải quyết chất thải nhựa và nhựa siêu nhỏ ở biển do Indonesia đề xuất. Đoàn Việt Nam bổ sung 2 nội dung và được hội nghị nhất trí, đó là: nhấn mạnh Mục tiêu (số 14) phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG) về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển; khuyến khích chính phủ các nghị viện thành viên AIPA thúc đẩy các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi và thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Nghị quyết kêu gọi nghị viện các nước thành viên AIPA tăng cường xây dựng pháp luật quốc gia liên quan đến quản lý chất thải nhựa ở biển và rác thải nhựa, đồng thời hoạch định chính sách quốc gia hỗ trợ việc lồng ghép các vấn đề chất thải biển vào các chiến lược quốc gia về quản lý rác thải tại các vùng ven biển, cảng biển và các ngành công nghiệp hàng hải, bao gồm tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu và loại bỏ. Nghị quyết cũng kêu gọi nghị viện các nước thành viên AIPA tăng cường khung pháp lý để thúc đẩy các chính phủ và các bên liên quan khác tham gia hành động, bao gồm nghiên cứu và phối hợp xác định các biện pháp loại bỏ và khắc phục thảm họa một cách thân thiện với môi trường, và các phương pháp xử lý các mảnh nhựa siêu nhỏ ở biển và các chất dẻo; cung cấp ngân sách đầy đủ để duy trì và tăng cường nỗ lực quốc gia của họ trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.
Trong khuôn khổ hoạt động của Hội nghị nữ nghị sỹ AIPA (AIWA), đoàn Việt Nam cũng tham gia đóng góp nội dung nghị quyết khuyến khích AIPA/Ủy ban nữ nghị sĩ AIPA về nữ lao động di cư giải quyết các vấn đề y tế của nữ lao động di cư và ưu tiên xây dựng Kế hoạch hành động dưới sự bảo trợ của AIPA/Ủy ban nữ nghị sĩ AIP về nữ lao động di cư; kêu gọi các nước thành viên AIPA cải thiện chính sách tài chính y tế để nữ lao động di cư có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bất kể khả năng tài chính của họ cũng như tiến tới thực hiện mục tiêu SDG năm 2030 là đạt được bao phủ y tế toàn cầu cho tất cả mọi người.
Sau khi thông qua 21 nghị quyết, trưởng đoàn đại biểu của các thành viên AIPA đã ký Thông cáo chung. Đại diện đoàn Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà đã ký vào bản Thông cáo chung. Phiên họp toàn thể thứ hai cũng thông qua việc thay đổi logo của AIPA với mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự đoàn kết và phát triển của AIPA./.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Liên bang Nga  (19/09/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Tọa đàm xúc tiến đầu tư tại Brussels  (19/09/2017)
Việt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương  (19/09/2017)
Lấy nông dân giỏi, có uy tín làm nòng cốt trong tổ chức lại sản xuất  (19/09/2017)
Yên Bái đã sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2017  (19/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Tây Ban Nha  (19/09/2017)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên