APEC 2017: Thúc đẩy tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với kinh tế số
Trong khuôn khổ Tuần lễ Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC 2017 và các cuộc họp liên quan, ngày 12-9, Hội thảo APEC về tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với kinh tế số đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, bà Jillian DeLuna (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết, trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của APEC, Hội thảo bàn thảo giải pháp tạo thuận lợi, tận dụng dòng thông tin và tăng cường kỹ năng kỹ thuật số để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa gia nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số.
“Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, đồng thời đem lại sự phát triển bình đẳng, bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ sự hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang gặp khó khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế kỹ thuật số do những khó khăn về truy cập internet và truyền dẫn băng thông rộng, tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như các kiến thức cơ bản về phát triển, hiện diện trực tuyến và chi phí đắt đỏ của các thiết bị công nghệ thông tin”, bà Jillian DeLuna cho biết thêm.
Tại Hội thảo, các đại biểu trao đổi về thực trạng kinh tế số trong APEC, các cơ hội trong nền kinh tế số rất quan trọng đối với các MSME và những trở ngại có thể gặp phải ở thời điểm hiện tại. Những việc APEC đã làm trong lĩnh vực này cho tới thời điểm hiện tại, cũng như những gì mà ASEAN đang làm để khuyến khích các MSME tham gia vào nền kinh tế số.
Hội thảo cũng đánh giá về những yếu tố chính để tăng cường trình độ kỹ thuật số, thảo luận về các nguyên tác thúc đẩy kinh tế số, nghiên cứu sáng kiến thành công, khuyến khích sự phát triển các nội dung, ứng dụng và dịch vụ nội địa, để bảo đảm giá trị kinh tế - xã hội cho nền kinh tế kỹ thuật số với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực.
Các đại biểu tập trung thảo luận biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận, kết nối của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa: thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược nhằm đạt được luồng thông tin tự do giữa các nước cũng như những thị trường mở và có tính cạnh tranh. Nghiên cứu ví dụ điển hình của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong APEC phụ thuộc vào luồng thông tin qua biên giới để truy cập nền kinh tế số trong các hoạt động kinh doanh. Các tham luận viên cũng sẽ đề cập đến những thách thức và những hạn chế tác động đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc phát huy quyền truy cập kinh tế số.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về những thách thức và khó khăn chính trong tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; những giải pháp tiềm năng để nâng cao trình độ kỹ thuật số và tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin giữa các thành viên APEC.
Trao đổi với bên lề Hội thảo, luật sư Trần Thanh, Công ty Luật Nelson và cộng sự cho rằng, hội thảo là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi, lĩnh hội tư duy đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp tên tuổi đến từ các nước phát triển. Các sản phẩm công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, lao động nhân công và thay đổi rất lớn đối với cả thế giới. Nền kinh tế mỗi quốc gia có phát triển hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào khoa học - công nghệ. Việt Nam vẫn đang yếu về khoa học - công nghệ nên giá trị gia tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu chưa cao. Đơn cử, để tạo ra được giá trị 20 triệu đồng, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phải xuất khẩu hàng chục tấn gạo nhưng với các nước phát triển công nghệ, chỉ cần sản xuất chiếc điện thoại thông minh hoặc một vài thiết bị điện tử.
“Vì thế, Việt Nam không thể đứng ngoài mà phải tận dụng cơ hội chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu mang lại nhưng cũng phải vượt qua nhiều thách thức. Muốn vậy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ phải cần đến chính sách ưu đãi của Chính phủ để có thể sáng tạo, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại và đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước”, luật sư Trần Thanh chia sẻ./.
Hội thảo “Hướng tới những Vùng biển Mở và Tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”  (12/09/2017)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tiếp Phó Tổng Giám đốc AKP  (12/09/2017)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cuba  (12/09/2017)
Quốc vương Campuchia gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (12/09/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam