Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 ở Philippines
20:58, ngày 07-09-2017
Với nội dung xuyên suốt là tìm kiếm các biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thúc đẩy hội nhập thương mại và đầu tư tại khu vực Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 49 đã khai mạc sáng 07-9-2017 tại thủ đô Manila của Philippines.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Kinh tế Philippines Ramon Lopez cho biết hội nghị đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định thông điệp thành công của ASEAN, đồng thời nâng tầm vị thế của ASEAN trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh hơn các khu vực khác trên thế giới. Theo ông, nền kinh tế ASEAN ước tính sẽ đạt quy mô hơn 9.200 tỷ USD vào năm 2050, trở thành khu vực lớn thứ 4 trên thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lopez cho rằng từ năm nay, ASEAN cần ý thức rằng toàn cảnh địa chính trị đang thay đổi và thực tế này không chỉ mang đến các cơ hội mà còn kéo theo nhiều thách thức cho khu vực. Ông cho biết hội nghị phát đi một tín hiệu tích cực trong bối cảnh bất ổn gia tăng liên quan tới các chính sách thương mại.
Theo Bộ trưởng Lopez, ASEAN sẽ duy trì quan điểm mở và hướng ngoại thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Ngoài ra, ASEAN cũng có cơ cấu hợp tác với các nước đối tác đối thoại như Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Với tư cách là một cộng đồng chính thức, 10 nước thành viên ASEAN muốn tạo ra luồng luân chuyển dòng vốn và thương mại tự do hơn trong khu vực gồm 625 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội đạt 2.600 tỷ USD. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đặt mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn bằng cách tăng cường thương mại, đầu tư và tạo việc làm.
Để đạt được các mục tiêu trên, Philippines, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, chú trọng tới tăng cường hơn nữa đầu tư, thương mại, hội nhập các công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát triển một nền kinh tế lấy đổi mới, sáng tạo làm động lực trong 10 nước thành viên ASEAN....
Theo kế hoạch, các bộ trưởng kinh tế ASEAN cũng sẽ gặp người đồng cấp Australia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ để trao đổi quan điểm về tình hình phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới; thảo luận về các thỏa thuận thương mại và cơ chế hợp tác kinh tế với các đối tác này. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 10-9 tới./.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lopez cho rằng từ năm nay, ASEAN cần ý thức rằng toàn cảnh địa chính trị đang thay đổi và thực tế này không chỉ mang đến các cơ hội mà còn kéo theo nhiều thách thức cho khu vực. Ông cho biết hội nghị phát đi một tín hiệu tích cực trong bối cảnh bất ổn gia tăng liên quan tới các chính sách thương mại.
Theo Bộ trưởng Lopez, ASEAN sẽ duy trì quan điểm mở và hướng ngoại thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Ngoài ra, ASEAN cũng có cơ cấu hợp tác với các nước đối tác đối thoại như Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Với tư cách là một cộng đồng chính thức, 10 nước thành viên ASEAN muốn tạo ra luồng luân chuyển dòng vốn và thương mại tự do hơn trong khu vực gồm 625 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội đạt 2.600 tỷ USD. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đặt mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn bằng cách tăng cường thương mại, đầu tư và tạo việc làm.
Để đạt được các mục tiêu trên, Philippines, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, chú trọng tới tăng cường hơn nữa đầu tư, thương mại, hội nhập các công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát triển một nền kinh tế lấy đổi mới, sáng tạo làm động lực trong 10 nước thành viên ASEAN....
Theo kế hoạch, các bộ trưởng kinh tế ASEAN cũng sẽ gặp người đồng cấp Australia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ để trao đổi quan điểm về tình hình phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới; thảo luận về các thỏa thuận thương mại và cơ chế hợp tác kinh tế với các đối tác này. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 10-9 tới./.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập: Cơ hội phát triển hợp tác đầu tư, thương mại  (07/09/2017)
Để mở rộng thị trường cho nông sản Việt  (07/09/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Ai Cập  (07/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên