Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
21:22, ngày 24-08-2017
Chiều 24-8-2017, Thủ tướng nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim rời Hà Nội kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến ngày 24-8-2017, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ; nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Khoa học xã hội" do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trao tặng.
Nhân dịp này, Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Văn Miếu, Bảo tàng Dân tộc học.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đã trao đổi về tình hình mỗi nước cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, khuyến khích quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Trao đổi về tình hình biển Đông, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì ổn định khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng; ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trao đổi về các chủ trương, biện pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước, hai bên cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 4 tỷ USD vào năm 2020 thông qua tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại.
Hai bên nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải (đặc biệt là hợp tác hàng hải, đóng tàu, đào tạo thủy thủ; khuyến khích hợp tác giữa các hãng hàng không hai nước như Turkish Airline và Vietnam Airlines), khoa học-công nghệ, văn hóa-giáo dục, trao đổi hợp tác giữa các trường đại học hai nước, an ninh-quốc phòng và ngoại giao nhân dân.
Trong năm 2018, hai nước sẽ cùng phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978-2018).
Phía Việt Nam đề nghị phía Thổ Nhĩ Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đồng thời đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ nhiều loại thuế phi lý đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như giày dép, sợi, băng truyền tải, điều hòa nhiệt độ, điện thoại di động...
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Hải quan và Thương mại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác, hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan; Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về Hợp tác trong lĩnh vực khu tự do, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế đặc biệt; Kế hoạch triển khai hợp tác 2017-2018 giữa Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ (TSE), nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ), nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam./.
Nhân dịp này, Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Văn Miếu, Bảo tàng Dân tộc học.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đã trao đổi về tình hình mỗi nước cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, khuyến khích quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Trao đổi về tình hình biển Đông, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì ổn định khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng; ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trao đổi về các chủ trương, biện pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước, hai bên cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 4 tỷ USD vào năm 2020 thông qua tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại.
Hai bên nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải (đặc biệt là hợp tác hàng hải, đóng tàu, đào tạo thủy thủ; khuyến khích hợp tác giữa các hãng hàng không hai nước như Turkish Airline và Vietnam Airlines), khoa học-công nghệ, văn hóa-giáo dục, trao đổi hợp tác giữa các trường đại học hai nước, an ninh-quốc phòng và ngoại giao nhân dân.
Trong năm 2018, hai nước sẽ cùng phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978-2018).
Phía Việt Nam đề nghị phía Thổ Nhĩ Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, đồng thời đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ nhiều loại thuế phi lý đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như giày dép, sợi, băng truyền tải, điều hòa nhiệt độ, điện thoại di động...
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Hải quan và Thương mại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác, hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan; Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về Hợp tác trong lĩnh vực khu tự do, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế đặc biệt; Kế hoạch triển khai hợp tác 2017-2018 giữa Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ (TSE), nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ), nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi con người Hoa Kỳ  (24/08/2017)
Xây dựng Đảng về đạo đức theo Chủ tịch Hồ Chí Minh  (24/08/2017)
Nhận thức đúng, tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác, phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam  (24/08/2017)
Nhận thức đúng, tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác, phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam  (24/08/2017)
Vinh danh 100 thương hiệu - nhãn hiệu tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2017  (24/08/2017)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm