Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu chức sắc tôn giáo, người có uy tín các dân tộc tỉnh Bình Thuận
Chiều 22-8, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu chức sắc tôn giáo, người có uy tín các dân tộc tỉnh Bình Thuận.
Trò chuyện với 43 đại biểu trong Đoàn, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao đóng góp của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, Ngày vì người nghèo, Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường… phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số và các tôn giáo trong tỉnh. Đồng thời, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo cũng nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua của mỗi tôn giáo, tiêu biểu như: Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội, Sống phúc âm trong lòng dân tộc, Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa - phục vụ Tổ quốc; Nước vinh đạo sáng…; góp phần thể hiện niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, các tổ chức tôn giáo.
Phó Chủ tịch nước khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các cơ sở, tổ chức tôn giáo phát triển với đường hướng, phương châm hành động gắn bó với dân tộc. Thời gian tới, Phó Chủ tịch nước đề nghị các chức sắc tôn giáo, người có uy tín các dân tộc tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát huy vai trò vận động, dìu dắt tín đồ của tổ chức mình đồng hành cùng dân tộc; tham gia đóng góp xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Thuận cho biết: Tỉnh hiện có 34 dân tộc thiểu số với gần 85.000 người, chiếm tỷ lệ 7,6% dân số của tỉnh; trong đó có đồng bào các dân tộc Chăm, Tày, Nùng, Hoa, Hơrê, Rai… Đồng bào Chăm là dân tộc thiểu số đông nhất với hơn 38.000 người. Về tôn giáo, trên địa bàn tỉnh hiện có 8 tôn giáo chính thức hoạt động gồm: Phật giáo, Công giáo, Đạo Tin lành, Đạo Cao Đài, Bàlamôn giáo, Hồi giáo Bàni, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Tổng số tín đồ các tôn giáo trong tỉnh có gần 500.000 người, chiếm khoảng 38% dân số toàn tỉnh. Trong tất cả các tôn giáo, dân tộc có 1.748 vị chức sắc, nhà tu hành; gần 3.000 chức việc các tôn giáo. 8 tôn giáo chính thức hoạt động trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 468 cơ sở thờ tự. Thời gian gần đây, nhiều cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng mới khang trang, thuận lợi cho việc sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, giúp cho các tôn giáo yên tâm hành đạo.
Hằng năm, Mặt trận Tổ quốc các cấp tại tỉnh Bình Thuận đều tổ chức gặp mặt chức sắc tôn giáo, dân tộc, người tiêu biểu để thông báo tình hình kinh tế - xã hội; nghe các vị đại biểu trao đổi, đề xuất các ý kiến nhằm triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của địa phương; tổ chức thăm, chúc mừng các cơ sở thờ tự, cá nhân tiêu biểu nhân các dịp lễ trọng các tôn giáo. Đa số tín đồ, chức sắc các tôn giáo đều thể hiện tín ngưỡng thuần tuý; chấp hành tốt các quy định của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo; tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động ở địa phương; tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, tương thân tương ái, chăm lo phát triển kinh tế gia đình./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào  (22/08/2017)
Đổi mới công tác học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (22/08/2017)
Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan tập trung vào chống khủng bố  (22/08/2017)
Việt - Lào hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động đối ngoại nhân dân  (22/08/2017)
Chung sức xây dựng nông thôn mới: đẩy nhanh thực hiện các tiêu chí  (22/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên