Nhiều tỉnh thành trên cả nước tổ chức các hoạt động xoa dịu nỗi đau da cam
21:02, ngày 10-08-2017
TCCSĐT - Ngày 10-8-2017, Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam, tại các tỉnh Hải Phòng, Bạc Liêu, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa - Thiên Huế, Tiền Giang... đã tổ chức vinh danh, thăm hỏi, động viên những gia đình nạn nhân chất độc da cam”.
Tại Hải Phòng hiện có 7.000 nạn nhân chất độc ca cam và con đẻ của họ được chi trả trợ cấp. Thời gian qua, cùng với sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, nhiều nạn nhân chất độc da cam và người thân của các nạn nhân ở Hải Phòng đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Tiêu biểu như nạn nhân Lưu Trí Hải (sinh năm 1942, trú tại số nhà 15/190 Đà Nẵng, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền). Vợ mất sớm, ông Hải vừa là cha, là mẹ, là thày truyền nghề, nuôi dạy ba con trai của mình đều là nạn nhân chất độc da cam trong hơn 40 năm qua. Ba con trai của ông Hải hiện làm nghề gò, hàn, làm nhôm kính để tự nuôi sống bản thân và vợ con. Hoặc trường hợp nạn nhân Nguyễn Trường Tam (sinh năm 1952, thôn Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng) đã được hỗ trợ mua giống vốn để làm trang trại nuôi gà. Đến nay trang trại của ông Tam rộng 4.200 m2, thường xuyên nuôi 10.000 con gà. Mỗi lứa gà xuất bán gia đình ông Tam thu nhập khoảng 25 triệu đồng.
Ngoài sự nỗ lực của các nạn nhân chất độc da cam còn có sự chung tay, góp sức của những tấm lòng nhân ái. Ông Lê Cần (Đại tá, hiện đã về hưu ở số nhà 23/333 Văn Cao, Hải Phòng đọc báo thấy hoàn cảnh khó khăn của các nạn nhân đã yêu cầu con gái, con rể đưa đến trụ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Hải Phòng và lập danh sách 151 nạn nhân chất độc da cam để tặng mỗi nạn nhân 2 triệu đồng với số tiền 302 triệu đồng/ năm, thời gian từ năm 2008-2010. Gia đình anh Trần Trọng Khiêm, người lao động bình thường ở quận Ngô Quyền 11 năm qua đã hỗ trợ nạn nhân 18 lần với tổng số tiền đạt 60 triệu đồng.
Tại Bạc Liêu, các cấp, các ngành tỉnh đã tổ chức họp mặt, thăm hỏi, tặng quà…các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, toàn tỉnh có 530 gia đình nạn nhân chất độc da cam khó khăn được nhận quà (mỗi suất quà trị giá 400.000 đồng). Kinh phí do Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ và nguồn vận động từ cộng đồng xã hội.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có trên 10.000 người bị phơi nhiễm và khoảng 6.000 người là nạn nhân chất độc da cam; 22% hộ có từ 3 nạn nhân trở lên, đặc biệt có gia đình có tới 9 nạn nhân gồm cả ba thế hệ. Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức trong, ngoài tỉnh, kiều bào ở nước ngoài… đóng góp Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam được trên 10 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, nhiều nạn nhân chất độc da cam được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ.
Tại Bình Phước, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 4.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Tính đến tháng 6-2017 toàn tỉnh có 1.057 người được công nhận và hưởng chế độ chính sách. Trong đó, có 408 người là thế hệ con cháu, có 649 người bị nhiễm trực tiếp.
Thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bình Phước đã vận động gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân đóng góp để tặng quà, khám chữa bệnh, cấp học bổng cho các nạn nhân chất đọc dam cam; tặng xe lăn, xây nhà tình nghĩa, xóa nhà tranh, nhà tạm… Hội đã hỗ trợ xây dựng nhà ở 55 căn nhà; tổ chức khám chữa bệnh, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Tỉnh Bình Phước còn vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nạn nhân chất độc da cam bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo việc làm, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp…
Tại Cần Thơ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt, tặng quà các nạn nhân chất độc da cam và gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; tuyên dương các nạn nhân chất độc da cam điển hình vượt khó trên địa bàn thành phố.
Nhân dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ đã trao giấy khen và kỷ niệm chương cho 45 cá nhân điển hình là nạn nhân chất độc da cam vượt khó vươn lên trong cuộc sống, có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Hội cũng trao 200 phần quà,10 căn nhà tình thương cho các gia đình có người thân bị ảnh hưởng chất độc da cam và 125 suất học bổng( trị giá 500.000 đồng/suất) cho con, cháu nạn nhân chất độc da cam có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Dịp này, các tổ chức, cá nhân cũng ủng hộ gần 750 triệu đồng cho Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm 2017 thành phố Cần Thơ.
Bà Trần Liên Kiều, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ cho biết, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, trong những năm qua, Hội đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền kịp thời giải quyết các chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và người bị nhiễm chất độc da cam; tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm đóng góp để giúp đỡ nạn nhân da cam về nhà ở, vốn sản xuất, thực hiện ưu đãi trong giáo dục và khám, chữa bệnh; đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục giúp hơn 3000 nạn nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng cùng các chế độ bảo trợ xã hội khác. Riêng trong nửa đầu năm 2017, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ đã vận động được hơn 4 tỷ đồng để tổ chức nhiều hoạt động như hỗ trợ kinh phí làm nhà, hỗ trợ vốn sản xuất, trợ cấp học bổng nhằm chăm sóc, giúp đỡ cho các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn.
Tại Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Đà Nẵng đã trao 60 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng tặng các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn Đà Nẵng. Tập đoàn Điện tử Asanzo trao 100 suất quà, mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các nạn nhân chất độc da cam các quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng. Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Chùa Bà Đa và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng tổ chức khởi công xây nhà tình thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Thùy An, trú tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) với kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng.
Đà Nẵng hiện có hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó có 1.400 cháu dị dạng, tật nguyền do di chứng của chất độc da cam/dioxin gây ra. Hiện có gần 150 em nạn nhân chất độc da cam được chăm sóc và học tập tại 3 cơ sở thuộc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh của thành phố. Từ khi thành lập đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp gần 100 tỷ đồng để xây dựng nhà ở, hỗ trợ vốn kinh doanh, tặng xe lăn, xe lắc, xe đạp và xây dựng cơ sở xông hơi, giải độc, tăng cường sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam.
Tiêu biểu như nạn nhân Lưu Trí Hải (sinh năm 1942, trú tại số nhà 15/190 Đà Nẵng, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền). Vợ mất sớm, ông Hải vừa là cha, là mẹ, là thày truyền nghề, nuôi dạy ba con trai của mình đều là nạn nhân chất độc da cam trong hơn 40 năm qua. Ba con trai của ông Hải hiện làm nghề gò, hàn, làm nhôm kính để tự nuôi sống bản thân và vợ con. Hoặc trường hợp nạn nhân Nguyễn Trường Tam (sinh năm 1952, thôn Kinh Lương, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng) đã được hỗ trợ mua giống vốn để làm trang trại nuôi gà. Đến nay trang trại của ông Tam rộng 4.200 m2, thường xuyên nuôi 10.000 con gà. Mỗi lứa gà xuất bán gia đình ông Tam thu nhập khoảng 25 triệu đồng.
Ngoài sự nỗ lực của các nạn nhân chất độc da cam còn có sự chung tay, góp sức của những tấm lòng nhân ái. Ông Lê Cần (Đại tá, hiện đã về hưu ở số nhà 23/333 Văn Cao, Hải Phòng đọc báo thấy hoàn cảnh khó khăn của các nạn nhân đã yêu cầu con gái, con rể đưa đến trụ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Hải Phòng và lập danh sách 151 nạn nhân chất độc da cam để tặng mỗi nạn nhân 2 triệu đồng với số tiền 302 triệu đồng/ năm, thời gian từ năm 2008-2010. Gia đình anh Trần Trọng Khiêm, người lao động bình thường ở quận Ngô Quyền 11 năm qua đã hỗ trợ nạn nhân 18 lần với tổng số tiền đạt 60 triệu đồng.
Tại Bạc Liêu, các cấp, các ngành tỉnh đã tổ chức họp mặt, thăm hỏi, tặng quà…các gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, toàn tỉnh có 530 gia đình nạn nhân chất độc da cam khó khăn được nhận quà (mỗi suất quà trị giá 400.000 đồng). Kinh phí do Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ và nguồn vận động từ cộng đồng xã hội.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có trên 10.000 người bị phơi nhiễm và khoảng 6.000 người là nạn nhân chất độc da cam; 22% hộ có từ 3 nạn nhân trở lên, đặc biệt có gia đình có tới 9 nạn nhân gồm cả ba thế hệ. Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức trong, ngoài tỉnh, kiều bào ở nước ngoài… đóng góp Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam được trên 10 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, nhiều nạn nhân chất độc da cam được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ.
Tại Bình Phước, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 4.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Tính đến tháng 6-2017 toàn tỉnh có 1.057 người được công nhận và hưởng chế độ chính sách. Trong đó, có 408 người là thế hệ con cháu, có 649 người bị nhiễm trực tiếp.
Thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bình Phước đã vận động gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân đóng góp để tặng quà, khám chữa bệnh, cấp học bổng cho các nạn nhân chất đọc dam cam; tặng xe lăn, xây nhà tình nghĩa, xóa nhà tranh, nhà tạm… Hội đã hỗ trợ xây dựng nhà ở 55 căn nhà; tổ chức khám chữa bệnh, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Tỉnh Bình Phước còn vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nạn nhân chất độc da cam bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo việc làm, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp…
Tại Cần Thơ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt, tặng quà các nạn nhân chất độc da cam và gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; tuyên dương các nạn nhân chất độc da cam điển hình vượt khó trên địa bàn thành phố.
Nhân dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ đã trao giấy khen và kỷ niệm chương cho 45 cá nhân điển hình là nạn nhân chất độc da cam vượt khó vươn lên trong cuộc sống, có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Hội cũng trao 200 phần quà,10 căn nhà tình thương cho các gia đình có người thân bị ảnh hưởng chất độc da cam và 125 suất học bổng( trị giá 500.000 đồng/suất) cho con, cháu nạn nhân chất độc da cam có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Dịp này, các tổ chức, cá nhân cũng ủng hộ gần 750 triệu đồng cho Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam năm 2017 thành phố Cần Thơ.
Bà Trần Liên Kiều, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ cho biết, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, trong những năm qua, Hội đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền kịp thời giải quyết các chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và người bị nhiễm chất độc da cam; tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm đóng góp để giúp đỡ nạn nhân da cam về nhà ở, vốn sản xuất, thực hiện ưu đãi trong giáo dục và khám, chữa bệnh; đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục giúp hơn 3000 nạn nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng cùng các chế độ bảo trợ xã hội khác. Riêng trong nửa đầu năm 2017, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ đã vận động được hơn 4 tỷ đồng để tổ chức nhiều hoạt động như hỗ trợ kinh phí làm nhà, hỗ trợ vốn sản xuất, trợ cấp học bổng nhằm chăm sóc, giúp đỡ cho các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn.
Tại Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Đà Nẵng đã trao 60 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng tặng các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn Đà Nẵng. Tập đoàn Điện tử Asanzo trao 100 suất quà, mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các nạn nhân chất độc da cam các quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng. Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Chùa Bà Đa và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng tổ chức khởi công xây nhà tình thương cho gia đình bà Nguyễn Thị Thùy An, trú tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) với kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng.
Đà Nẵng hiện có hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó có 1.400 cháu dị dạng, tật nguyền do di chứng của chất độc da cam/dioxin gây ra. Hiện có gần 150 em nạn nhân chất độc da cam được chăm sóc và học tập tại 3 cơ sở thuộc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh của thành phố. Từ khi thành lập đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp gần 100 tỷ đồng để xây dựng nhà ở, hỗ trợ vốn kinh doanh, tặng xe lăn, xe lắc, xe đạp và xây dựng cơ sở xông hơi, giải độc, tăng cường sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam.
Tại Thừa Thiên - Huế, tỉnh đã triển khai nhiều dự án, chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ sinh kế cho các các nạn nhân chất độc da cam/dioxin và thân nhân của họ vươn lên hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Huyện miền núi A Lưới là địa phương có nhiều người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế với khoảng 5.000 nạn nhân. Đến nay, nỗi đau da cam vẫn còn hiện hữu, ở thế hệ thứ 2 và thứ 3 sinh ra sau chiến tranh vẫn bị dị dạng, khuyết tật. Nhiều gia đình có từ hai người trở lên bị phơi nhiễm chất độc này. Năm 2013, Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nông lâm Huế, Quỹ Những trái tim Huế đã liên kết với Hội Cựu Chiến binh vì hòa bình ở Mỹ, Hội Những người ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tại Úc, đã triển khai Chương trình phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng bán chăn thả và nuôi lợn sinh sản tại huyện A Lưới. Chương trình đã cung cấp bò giống, lợn giống cho hơn 130 hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam tại các xã: Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Quảng, Hồng Thượng và A Ngo thuộc huyện A Lưới.
Theo Chương trình, các hộ được cấp gần 100 con bò giống; tập huấn, tham quan về mô hình chăn nuôi, hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng bò đảm bảo kỹ thuật, cung cấp 300 kg cỏ giống... Đến nay, hầu hết các hộ đã chuyển đổi phương thức chăn nuôi bò từ chăn thả tự do, không chuồng trại, không sử dụng thức ăn bổ sung, sang chăn nuôi bán chăn thả, có chuồng trại, cho ăn thêm thức ăn; bò được quản lý dịch bệnh tốt hơn. Đàn bò ở các hộ đã phát triển tốt, qua đó nhiều gia đình đã nhân đàn bò lên từ 3 đến 5 con với tổng trị giá lên tới 50 - 70 triệu đồng. Chị Hồ Thị Bình, xã A Ngo có hai người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Chồng chị đã mất sớm nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Chị Bình cho biết từ khi được hỗ trợ bò và nuôi theo phương pháp bán chăn thả, chị đã có nhiều thời gian chăm sóc con và làm nhiều việc khác. Hơn nữa, chị được tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi bò nên bò mau lớn, không bị bệnh. Bây giờ, nhà chị đã có 3 con bò trị giá khoảng gần 50 triệu đồng.
Theo Chương trình, 35 gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin cũng được hỗ trợ lợn giống; hai mô hình chăn nuôi lợn đạt chuẩn; hỗ trợ vắc xin, phối giống và một phần thức ăn cho lợn. Đến nay, lợn nái của các hộ đã sinh sản, nhờ đó thu nhập hàng năm của một hộ dân đã tăng hơn 14 triệu đồng. Hàng tháng, các hộ tổ chức gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi lợn, từ đó năng lực được nâng lên; tình làng, nghĩa xóm được bền chặt hơn.
Huyện miền núi A Lưới là địa phương có nhiều người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế với khoảng 5.000 nạn nhân. Đến nay, nỗi đau da cam vẫn còn hiện hữu, ở thế hệ thứ 2 và thứ 3 sinh ra sau chiến tranh vẫn bị dị dạng, khuyết tật. Nhiều gia đình có từ hai người trở lên bị phơi nhiễm chất độc này. Năm 2013, Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nông lâm Huế, Quỹ Những trái tim Huế đã liên kết với Hội Cựu Chiến binh vì hòa bình ở Mỹ, Hội Những người ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tại Úc, đã triển khai Chương trình phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng bán chăn thả và nuôi lợn sinh sản tại huyện A Lưới. Chương trình đã cung cấp bò giống, lợn giống cho hơn 130 hộ gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam tại các xã: Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Quảng, Hồng Thượng và A Ngo thuộc huyện A Lưới.
Theo Chương trình, các hộ được cấp gần 100 con bò giống; tập huấn, tham quan về mô hình chăn nuôi, hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng bò đảm bảo kỹ thuật, cung cấp 300 kg cỏ giống... Đến nay, hầu hết các hộ đã chuyển đổi phương thức chăn nuôi bò từ chăn thả tự do, không chuồng trại, không sử dụng thức ăn bổ sung, sang chăn nuôi bán chăn thả, có chuồng trại, cho ăn thêm thức ăn; bò được quản lý dịch bệnh tốt hơn. Đàn bò ở các hộ đã phát triển tốt, qua đó nhiều gia đình đã nhân đàn bò lên từ 3 đến 5 con với tổng trị giá lên tới 50 - 70 triệu đồng. Chị Hồ Thị Bình, xã A Ngo có hai người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Chồng chị đã mất sớm nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Chị Bình cho biết từ khi được hỗ trợ bò và nuôi theo phương pháp bán chăn thả, chị đã có nhiều thời gian chăm sóc con và làm nhiều việc khác. Hơn nữa, chị được tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi bò nên bò mau lớn, không bị bệnh. Bây giờ, nhà chị đã có 3 con bò trị giá khoảng gần 50 triệu đồng.
Theo Chương trình, 35 gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin cũng được hỗ trợ lợn giống; hai mô hình chăn nuôi lợn đạt chuẩn; hỗ trợ vắc xin, phối giống và một phần thức ăn cho lợn. Đến nay, lợn nái của các hộ đã sinh sản, nhờ đó thu nhập hàng năm của một hộ dân đã tăng hơn 14 triệu đồng. Hàng tháng, các hộ tổ chức gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi lợn, từ đó năng lực được nâng lên; tình làng, nghĩa xóm được bền chặt hơn.
Tại Tiền Giang, tỉnh cũng đang triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Thực hiện mục tiêu huy động các nguồn lực vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin, từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động được hơn 9 tỉ đồng quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đạt 150% kế hoạch cả năm nhằm giúp đỡ nạn nhân khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Theo ông Lê Quốc Bảo, từ nguồn quỹ trên, từ đầu năm đến nay, Tiền Giang đã thăm và trao tặng gia đình nạn nhân hơn 20.000 phần quà vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ và kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin 10/8… Tổng trị giá các phần quà đã trao trên 6 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn xây cất và trao tặng 97 ngôi nhà tình thương dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có khó khăn về nhà ở, tổng trị giá trên 1,1 tỉ đồng. Gần 50 hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được trợ giúp vốn phát triển kinh tế gia đình trong 5 năm không tính lãi, mỗi hộ 10 triệu đồng.
Tiền Giang là một trong những địa phương không chỉ chịu ảnh hưởng chiến tranh tàn phá nặng nề mà còn là nơi gánh chịu lâu dài thảm họa da cam/dioxin. Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, toàn tỉnh hiện có trên 10.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Nhiều gia đình có đến 5 - 6 người con đều bị nhiễm chất độc da cam/dioxin đang phải gánh chịu những nỗi đau lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, là gánh nặng cho xã hội./.
Thực hiện mục tiêu huy động các nguồn lực vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin, từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động được hơn 9 tỉ đồng quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đạt 150% kế hoạch cả năm nhằm giúp đỡ nạn nhân khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Theo ông Lê Quốc Bảo, từ nguồn quỹ trên, từ đầu năm đến nay, Tiền Giang đã thăm và trao tặng gia đình nạn nhân hơn 20.000 phần quà vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ và kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin 10/8… Tổng trị giá các phần quà đã trao trên 6 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn xây cất và trao tặng 97 ngôi nhà tình thương dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có khó khăn về nhà ở, tổng trị giá trên 1,1 tỉ đồng. Gần 50 hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được trợ giúp vốn phát triển kinh tế gia đình trong 5 năm không tính lãi, mỗi hộ 10 triệu đồng.
Tiền Giang là một trong những địa phương không chỉ chịu ảnh hưởng chiến tranh tàn phá nặng nề mà còn là nơi gánh chịu lâu dài thảm họa da cam/dioxin. Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, toàn tỉnh hiện có trên 10.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Nhiều gia đình có đến 5 - 6 người con đều bị nhiễm chất độc da cam/dioxin đang phải gánh chịu những nỗi đau lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, là gánh nặng cho xã hội./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 31-7 đến ngày 06-8-2017)  (10/08/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực để đóng góp nhiều hơn cho đất nước  (10/08/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực để đóng góp nhiều hơn cho đất nước  (10/08/2017)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt, Mỹ thống nhất tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam  (09/08/2017)
Thủ tướng điện thăm hỏi Thủ tướng Trung Quốc về động đất ở Tứ Xuyên  (09/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên