Thủ tướng kết thúc chuyến thăm Đức, Hà Lan và dự Hội nghị G20
23:07, ngày 12-07-2017
Sáng 12-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức; dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo lời mời của Thủ tướng Angela Merkel và thăm chính thức làm việc tại Vương quốc Hà Lan theo lời mời của Thủ tướng Mark Rutte từ ngày 05 đến 11-7.
Từ ngày 05 đến 08-7, với hàng chục hoạt động trong chương trình làm việc, chuyến công tác tại Đức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt nhiều kết quả tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác song phương giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đồng thời thể hiện sự đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20.
Đặc biệt, trong tiếp xúc cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel; hội kiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier; gặp Chủ tịch hội đồng Liên bang Đức (Thượng viện) kiêm Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz, bà Malu Dreyer.
Trong hội đàm, Thủ tướng Angela Merkel nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Cộng hòa Liên bang Đức; khẳng định việc Đức mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 thể hiện sự coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác và cần phối hợp thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn tại các diễn đàn doanh nghiệp song phương nhân dịp các chuyến thăm cấp cao hoặc tại các diễn đàn kinh tế toàn cầu. Hai Thủ tướng hài lòng về kết quả tích cực của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đức được tổ chức nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với 36 thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá 4 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có các cuộc gặp, làm việc với nhiều quan chức Liên bang và các địa phương của Đức như: Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức; Thị trưởng Berlin Michael Muller; Thị trưởng Hamburg; Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Kinh tế Bang Rheinland-Pfalz Volker Wissing; Thủ hiến Bang Hessen Volker Bouffler và gặp Chủ tịch Quốc hội Bang Hessen Norbert Kartmann.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Đức; tham quan Phân xưởng sản xuất Nhà máy Siemens.
Thủ tướng đã các cuộc gặp gỡ nhân viên Đại sứ quán và Cộng đồng người Việt Nam tại Thủ đô Berlin; thăm hỏi cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt.
Tham gia các hoạt động trong chương trình Hội nghị Thượng đỉnh G20, được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, trong tiếp xúc cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel; hội kiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier; gặp Chủ tịch hội đồng Liên bang Đức (Thượng viện) kiêm Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz, bà Malu Dreyer.
Trong hội đàm, Thủ tướng Angela Merkel nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Cộng hòa Liên bang Đức; khẳng định việc Đức mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 thể hiện sự coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác và cần phối hợp thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn tại các diễn đàn doanh nghiệp song phương nhân dịp các chuyến thăm cấp cao hoặc tại các diễn đàn kinh tế toàn cầu. Hai Thủ tướng hài lòng về kết quả tích cực của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đức được tổ chức nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với 36 thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá 4 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có các cuộc gặp, làm việc với nhiều quan chức Liên bang và các địa phương của Đức như: Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức; Thị trưởng Berlin Michael Muller; Thị trưởng Hamburg; Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Kinh tế Bang Rheinland-Pfalz Volker Wissing; Thủ hiến Bang Hessen Volker Bouffler và gặp Chủ tịch Quốc hội Bang Hessen Norbert Kartmann.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Đức; tham quan Phân xưởng sản xuất Nhà máy Siemens.
Thủ tướng đã các cuộc gặp gỡ nhân viên Đại sứ quán và Cộng đồng người Việt Nam tại Thủ đô Berlin; thăm hỏi cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt.
Tham gia các hoạt động trong chương trình Hội nghị Thượng đỉnh G20, được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nêu rõ với vai trò Chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017, Việt Nam thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng và có các cơ chế, khuôn khổ hợp tác về phát triển bền vững, bao trùm, cả về kinh tế, xã hội và tài chính.
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc song phương, gặp gỡ lãnh đạo các nước G20 (Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Australia, Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Cananda, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Senegal, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới...), tập trung trao đổi các định hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các thành viên G20.
Trong chuyến thăm chính thức làm việc tại Hà Lan, từ ngày 08 đến 11-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và chứng kiến ký kết các văn kiện hợp tác; trao đổi với một số Bộ trưởng; hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện. Thủ tướng đã làm việc với Thị trưởng Rotterdam; thăm và thảo luận với Công ty quản lý cảng Rotterdam, thăm Đại học và Trung tâm Nghiên cứu Wageningen, Viện nghiên cứu công nghệ cao về an toàn thực phẩm Rikilt; bay trực thăng khảo sát quy hoạch vùng đồng bằng và quan sát các công trình trị thủy, đê biển ở một số vùng lưu vực, duyên hải trọng yếu của Hà Lan.
Thủ tướng cũng đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan có gần 400 doanh nghiệp tham gia; Tọa đàm Bàn tròn Doanh nghiệp về các chủ đề phát triển thành phố thông minh, thành phố sân bay và trao đổi với Nhóm các nhà đầu tư tài chính; tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), lãnh đạo Phòng Thương mại Hà Lan - Việt Nam và các tập đoàn hàng đầu Hà Lan như Heineken, Shell, Damen, Puma Energy...
Tại hội đàm, hai Thủ tướng đã đánh giá tổng thể quan hệ song phương thời gian gần đây, nhất là hợp tác trong 5 lĩnh vực ưu tiên gồm thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, dầu khí, cảng biển, dịch vụ hậu cần mà Lãnh đạo hai nước đã nhất trí thúc đẩy trong những năm qua, đặc biệt là việc triển khai Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước (ký năm 2010) và Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (ký năm 2014).
Hai bên thống nhất Hà Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long, tái cấu trúc và xây dựng liên kết vùng, tiếp cận các nguồn tài chính phù hợp, quy hoạch vùng thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác giữa Rotterdam và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, an toàn thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thịt gia súc, nghiên cứu các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng còn có các hoạt động về xúc tiến đầu tư, gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm với các doanh nghiệp Hà Lan; cùng Phó Thủ tướng Hà Lan Lodewijck Asscher dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan và chứng kiến lễ trao 11 thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị 700 triệu USD.
Tới thăm và nói chuyện với các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học Wageningen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã động viên và mong các em nỗ lực học tập, nghiên cứu để có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sau này về xây dựng quê hương đất nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và là nước sản xuất nông nghiệp có nhiều vấn đề đang đặt ra cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn đến thăm, cắt băng khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại La Haye và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Lan.
Chuyến thăm chính thức làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức, dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm chính thức làm việc tại Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thành công tốt đẹp, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Đức; Việt Nam - Hà Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; tiếp tục là điển hình của mối quan hệ hợp tác năng động và hiệu quả giữa Việt Nam một quốc gia đang phát triển trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển với một quốc gia châu Âu có trình độ phát triển cao và thân thiện với môi trường./.
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc song phương, gặp gỡ lãnh đạo các nước G20 (Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Australia, Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Cananda, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Senegal, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới...), tập trung trao đổi các định hướng, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các thành viên G20.
Trong chuyến thăm chính thức làm việc tại Hà Lan, từ ngày 08 đến 11-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và chứng kiến ký kết các văn kiện hợp tác; trao đổi với một số Bộ trưởng; hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện. Thủ tướng đã làm việc với Thị trưởng Rotterdam; thăm và thảo luận với Công ty quản lý cảng Rotterdam, thăm Đại học và Trung tâm Nghiên cứu Wageningen, Viện nghiên cứu công nghệ cao về an toàn thực phẩm Rikilt; bay trực thăng khảo sát quy hoạch vùng đồng bằng và quan sát các công trình trị thủy, đê biển ở một số vùng lưu vực, duyên hải trọng yếu của Hà Lan.
Thủ tướng cũng đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan có gần 400 doanh nghiệp tham gia; Tọa đàm Bàn tròn Doanh nghiệp về các chủ đề phát triển thành phố thông minh, thành phố sân bay và trao đổi với Nhóm các nhà đầu tư tài chính; tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), lãnh đạo Phòng Thương mại Hà Lan - Việt Nam và các tập đoàn hàng đầu Hà Lan như Heineken, Shell, Damen, Puma Energy...
Tại hội đàm, hai Thủ tướng đã đánh giá tổng thể quan hệ song phương thời gian gần đây, nhất là hợp tác trong 5 lĩnh vực ưu tiên gồm thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, dầu khí, cảng biển, dịch vụ hậu cần mà Lãnh đạo hai nước đã nhất trí thúc đẩy trong những năm qua, đặc biệt là việc triển khai Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước (ký năm 2010) và Thỏa thuận Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (ký năm 2014).
Hai bên thống nhất Hà Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long, tái cấu trúc và xây dựng liên kết vùng, tiếp cận các nguồn tài chính phù hợp, quy hoạch vùng thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác giữa Rotterdam và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, an toàn thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thịt gia súc, nghiên cứu các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng còn có các hoạt động về xúc tiến đầu tư, gặp gỡ, đối thoại, tọa đàm với các doanh nghiệp Hà Lan; cùng Phó Thủ tướng Hà Lan Lodewijck Asscher dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan và chứng kiến lễ trao 11 thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị 700 triệu USD.
Tới thăm và nói chuyện với các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học Wageningen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã động viên và mong các em nỗ lực học tập, nghiên cứu để có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sau này về xây dựng quê hương đất nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và là nước sản xuất nông nghiệp có nhiều vấn đề đang đặt ra cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn đến thăm, cắt băng khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại La Haye và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Lan.
Chuyến thăm chính thức làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức, dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm chính thức làm việc tại Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thành công tốt đẹp, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Đức; Việt Nam - Hà Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; tiếp tục là điển hình của mối quan hệ hợp tác năng động và hiệu quả giữa Việt Nam một quốc gia đang phát triển trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển với một quốc gia châu Âu có trình độ phát triển cao và thân thiện với môi trường./.
Không có "vùng cấm" trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng  (12/07/2017)
Đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả tổ chức và hoạt động Công đoàn  (12/07/2017)
Đề nghị Philippines bảo đảm an toàn cho các công dân của Việt Nam  (12/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên