Đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả tổ chức và hoạt động Công đoàn
23:05, ngày 12-07-2017
Ngày 12-7, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Đề án "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới".
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai chủ trì buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã bổ sung những thay đổi cũng như cập nhật nhiều số liệu mới trong đề án.
Theo đồng chí Trương Thị Mai, trong thời kỳ hội nhập, nhiều tổ chức hoạt động song song với công đoàn Việt Nam nhưng chỉ dựa trên những quy định do pháp luật quy định. Công đoàn Việt Nam không chỉ là tổ chức đại diện hợp pháp cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động mà còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin cho nhân dân và người lao động trên cả nước vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường nhấn mạnh, để phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, việc đổi mới tổ chức và hoạt động là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, tổ chức công đoàn cần phải đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, chủ động phát triển quan hệ lao động theo quy định pháp luật; đồng thời giữ vững sự thống nhất của người lao động thành một khối vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát triển đất nước; khẩn trương xây dựng nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn cho đoàn viên công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách đủ chuẩn, chất lượng.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng về những vấn đề liên quan nhằm hoàn thiện Đề án như: Sửa đổi bố cục và nội dung của Đề án; tờ trình và Dự thảo Nghị quyết...
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhận định, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang thực hiện rất nhiều những cam kết khi tham gia vào các Hiệp định Thương mại quốc tế. Quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho công đoàn Việt Nam với vai trò là tổ chức đại diện hợp pháp cho người lao động.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa vào việc phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của bà Trương Thị Mai, góp ý của các đại biểu, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp thu hoàn thiện Đề án để trình Bộ Chính trị trong tháng 8-2017.
Mục tiêu của Đề án "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" là giữ vững số lượng đoàn viên, không ngừng phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế bằng chất lượng hoạt động công đoàn./.
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã bổ sung những thay đổi cũng như cập nhật nhiều số liệu mới trong đề án.
Theo đồng chí Trương Thị Mai, trong thời kỳ hội nhập, nhiều tổ chức hoạt động song song với công đoàn Việt Nam nhưng chỉ dựa trên những quy định do pháp luật quy định. Công đoàn Việt Nam không chỉ là tổ chức đại diện hợp pháp cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động mà còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin cho nhân dân và người lao động trên cả nước vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường nhấn mạnh, để phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, việc đổi mới tổ chức và hoạt động là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, tổ chức công đoàn cần phải đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, chủ động phát triển quan hệ lao động theo quy định pháp luật; đồng thời giữ vững sự thống nhất của người lao động thành một khối vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát triển đất nước; khẩn trương xây dựng nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn cho đoàn viên công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách đủ chuẩn, chất lượng.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng về những vấn đề liên quan nhằm hoàn thiện Đề án như: Sửa đổi bố cục và nội dung của Đề án; tờ trình và Dự thảo Nghị quyết...
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhận định, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang thực hiện rất nhiều những cam kết khi tham gia vào các Hiệp định Thương mại quốc tế. Quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho công đoàn Việt Nam với vai trò là tổ chức đại diện hợp pháp cho người lao động.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa vào việc phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của bà Trương Thị Mai, góp ý của các đại biểu, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp thu hoàn thiện Đề án để trình Bộ Chính trị trong tháng 8-2017.
Mục tiêu của Đề án "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" là giữ vững số lượng đoàn viên, không ngừng phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế bằng chất lượng hoạt động công đoàn./.
Đề nghị Philippines bảo đảm an toàn cho các công dân của Việt Nam  (12/07/2017)
Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Làm theo đúng pháp luật, bảo đảm công khai minh bạch  (12/07/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-7-2017)  (12/07/2017)
Một mặt hàng 3 tầng quản lý, 3 vòng kim cô  (11/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên