Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Nhật Bản
Ngày 03-7, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đã bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản Akihiko Tanaka |
Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản (GIPS), thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Tại Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã gặp Chủ tịch Viện Akihiko Tanaka và có buổi trao đổi học thuật với giáo sư Masahiro Horie, Giám đốc Trung tâm phát triển lãnh đạo cấp cao toàn cầu, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ và truyền thông, để tìm hiểu về nền chính trị Nhật Bản, kinh nghiệm cải cách, đổi mới và quản lý công của Chính phủ Nhật Bản.
Ông Uông Chu Lưu đánh giá cao vai trò của Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản, cũng như cá nhân Chủ tịch Viện Akihiko Tanaka - người đã từng gắn bó và chỉ đạo nhiều dự án lớn hiệu quả tại Việt Nam với tư cách là Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giai đoạn 2012-2015; đồng thời bày tỏ hy vọng với trọng trách là Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản, ông Akihiko Tanaka sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu và Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản Akihiko Tanaka phát biểu tại buổi làm việc |
Về phần mình, Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản Akihiko Tanaka bày tỏ vui mừng được đón đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại viện. Ông Akihiko Tanaka cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản với các cơ quan hữu quan của Việt Nam. Viện đang có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao.
Tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã biểu dương những đóng góp quan trọng của Đại sứ quán trong thời gian qua, đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu dài trong lịch sử, quan hệ hai nước đã phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt. Nhật Bản là nước đứng đầu về hỗ trợ ODA cho Việt Nam; kim ngạch thương mại hai bên đã lên tới gần 30 tỷ USD; quan hệ hai nước đã phát triển toàn diện, hiệu quả và tin cậy cao.
Quốc hội Việt Nam với vai trò được giao thời gian qua đã tiếp tục đóng góp thông qua nhiều luật quan trọng, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Kỳ họp quốc hội vừa qua, dự thảo nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần đã được thông qua, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ của dự án, cùng với đó là các dự án lớn như đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt tốc độ cao theo dự kiến cũng tiếp tục được trình quốc hội thông qua. Qua đó cho thấy, Việt Nam đang rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như kỹ thuật quản trị và Nhật Bản là một đối tác lớn. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, làm cầu nối thu hút nguồn vốn từ Nhật Bản cho các dự án lớn này.
Quang cảnh buổi gặp mặt cán bộ Đại sứ quán Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu |
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường cho biết quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục phát triển, ngoài những chuyến thăm cấp cao, giao lưu giữa các địa phương hai nước cũng ngày càng tăng.
Năm vừa qua, đã có khoảng 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam sang Nhật Bản xúc tiến thương mại, đầu tư và giao lưu văn hóa. Người Việt Nam cũng chiếm 7% trong tổng số người nước ngoài tại Nhật Bản; trong đó, số lượng du học sinh lên tới gần 60.000 người, gấp ba lần tổng số du học sinh tại Nhật Bản của các nước Đông Nam Á khác. Những số liệu này cho thấy quan hệ hai nước sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Đóng góp cho kết quả trên, giao lưu giữa nghị sỹ hai nước có một vai trò rất quan trọng.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đến thăm Tập đoàn Canon của Nhật Bản. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Canon là một trong các tập đoàn đầu tư hiệu quả vào Việt Nam. Tập đoàn cũng cho biết muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển công nghiệp phụ trợ./.
Việt Nam và Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ vấn đề song phương, đa phương  (04/07/2017)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về các tổ chức, cá nhân vi phạm  (04/07/2017)
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia gặp mặt các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2017 - 2020  (04/07/2017)
Công tác cổ phần hóa và quản trị doanh nghiệp tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)  (04/07/2017)
Hà Nội xem xét, quyết định nhiều vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội  (03/07/2017)
Đại hội Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  (03/07/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên