Việt Nam sẵn sàng nhận nhiệm vụ thực hiện Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Chiều 26-6, tại Hà Nội, Đoàn Khảo sát và Đánh giá (AAV) Liên hợp quốc do bà Bianca Selway, đại diện Cục Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, nhằm kiểm tra năng lực Quân y và Công binh Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ ngày 26 đến 30-6.
Hoạt động này diễn ra theo lộ trình làm việc đã được thống nhất giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, chuẩn bị cho việc Việt Nam đăng ký vào cấp độ 2 thuộc Hệ thống sẵn sàng năng lực (PCRS) của Liên hợp quốc nhằm cử lực lượng cấp đơn vị tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (dự kiến trong lĩnh vực Quân y và Công binh).
Tại buổi làm việc, Đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, cho biết việc Việt Nam tham gia vào hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm hiện thực hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế cũng như góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín về đất nước, con người và lực lượng vũ trang Việt Nam.
Theo Đại tá Hoàng Kim Phụng, chủ trương tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam nhận được rất nhiều quan tâm của lãnh đạo các cấp, các cơ quan, ban, ngành; thể hiện tinh thần xuyên suốt và thống nhất giữa các bộ, ngành.
Mục tiêu triển khai lực lượng của Việt Nam trong thời gian tới là tiếp quản thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Anh tại thành phố Bentiu (Nam Sudan), thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan trong quý II-2018 và triển khai đơn vị Công binh tới một Phái bộ Liên hợp quốc phù hợp.
Hiện tại, các lực lượng trên đều đang trong giai đoạn chuẩn bị, huấn luyện chuyên môn, huấn luyện tiền triển khai, sẵn sàng nhận nhiệm vụ thực hiện Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ngay khi có yêu cầu của Liên hợp quốc.
Đoàn Khảo sát Đánh giá Liên hợp quốc đánh giá cao chủ trương và chính sách tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam, đặc biệt là chủ trương xuyên suốt của lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành của Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh, đây là một yếu tố hết sức quan trọng và quyết định trong việc triển khai lực lượng tham gia Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc lâu dài.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Bianca Selway cho rằng năng lực chuyên môn và công tác chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, để triển khai thành công, Việt Nam cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo ngoại ngữ, sự hiểu biết và nắm vững về phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các cán bộ, sỹ quan trong biên chế lực lượng./.
Thủ tướng Lào đánh giá cao kết quả của hai Ban công tác đặc biệt  (26/06/2017)
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus  (26/06/2017)
Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp Đại sứ Israel tại Việt Nam  (26/06/2017)
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác phát triển trên lĩnh vực y tế  (26/06/2017)
Hội Sinh viên Việt Nam tại Bỉ nỗ lực đổi mới trong nhiệm kỳ sau  (26/06/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-6-2017)  (26/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên