Thành phố Hồ Chí Minh thu hút 2,15 tỷ USD vốn FDI trong 6 tháng
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2017, thành phố đã thu hút được 2,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 340 dự án với tổng vốn đầu tư gần 375 triệu USD. Mặt khác, có 91 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư hơn 346 triệu USD.
Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận cho 915 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp thành phố với tổng vốn góp đăng ký 1,15 tỷ USD.
Như vậy, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, 6 tháng đầu năm 2017, thành phố thu hút được 2,15 tỷ USD.
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố, trong số các dự án FDI được cấp mới, công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn đầu tư nhiều nhất (33,1%) với 124 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy chiếm 29,4% với 110 triệu USD; thông tin và truyền thông chiếm 15% với 56,23 triệu USD... Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 26,9% trong tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Nhật Bản chiếm 14,1%, Malaysia chiếm 12,1%, Singapore chiếm 11,1%...
Liên quan đến lĩnh vực thu hút vốn FDI, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai phục vụ Đăng ký đầu tư trực tuyến - góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở đã tiếp nhận 612 hồ sơ đăng ký trực tuyến thành công. Hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng giai đoạn 2 của Chương trình đăng ký đầu tư trực tuyến áp dụng cho một số thủ tục đầu tư khác trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghệ cao tại thành phố được chú trọng vào các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu, đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao và triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư.
Với giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử tại Khu công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 80% trong nửa đầu năm, sản phẩm công nghệ cao được kỳ vọng sẽ đóng góp đến 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố trong năm 2017./.
Cuba khẳng định độc lập chủ quyền trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ  (17/06/2017)
Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ  (17/06/2017)
Nga - Trung Quốc tăng hợp tác dọc khu vực sông Trường Giang, Volga  (17/06/2017)
Cải tạo, tu sửa 32 nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị  (17/06/2017)
Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Bến Tre  (17/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay