Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp đoàn đại biểu người có công
21:44, ngày 10-05-2017
Chiều 10-5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tiếp Đoàn đại biểu người có công với cách mạng của tỉnh Tiền Giang.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng nêu rõ Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng người có công. Nhiều chính sách đối với người có công đã được thực hiện tốt như hỗ trợ về nhà ở, trợ cấp một lần hoặc trợ cấp, phụ cấp (hằng tháng; cấp thẻ bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; ưu tiên trong giáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm; đất đai, tín dụng để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa” đối với người có công, gia đình chính sách được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng có làm bao nhiêu cũng không đủ để đền đáp công ơn của các lớp cha anh. Cả hệ thống chính trị phải tăng cường nhận thức, có trách nhiệm và làm hết khả năng để quan tâm đến đời sống của người có công, gia đình chính sách.
Theo Phó Thủ tướng, sau đợt tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị giao các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi, xử lý những vướng mắc trong quy định, quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ công tác người có công, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Nêu rõ Tiền Giang là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong việc quan tâm, chăm lo thực hiện chế độ chính sách cho người có công, thể hiện sâu sắc truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc.
Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy, làm tốt hơn nữa công tác đầy ý nghĩa này. Tiền Giang không nên chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương mà cần chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động nguồn lực xã hội, tạo điều kiện sống tốt hơn cho người có công, gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng mong muốn người có công tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, ý chí của người chiến sỹ cộng sản, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ, trước hết là vận động gia đình, giáo dục con cháu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các thương binh, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, bị nhiễm chất độc hóa học tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có trên 120.000 người có công với cách mạng được ghi nhận và thực hiện chế độ, trong đó có 5.820 Mẹ Việt Nam anh hùng, 51 Anh hùng lực lượng vũ trang, 11.625 thương binh, trên 35.380 liệt sỹ. Trên 98% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đã được các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời.
Hằng năm, tỉnh vận động trên 10 tỷ đồng Quỹ đền ơn đáp nghĩa để xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và cha, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, thương binh nặng; đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ vượt khó học tập. Năm 2017, tỉnh ứng 63.580 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa 2.291 căn nhà cho người có công./.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng có làm bao nhiêu cũng không đủ để đền đáp công ơn của các lớp cha anh. Cả hệ thống chính trị phải tăng cường nhận thức, có trách nhiệm và làm hết khả năng để quan tâm đến đời sống của người có công, gia đình chính sách.
Theo Phó Thủ tướng, sau đợt tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị giao các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi, xử lý những vướng mắc trong quy định, quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ công tác người có công, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Nêu rõ Tiền Giang là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong việc quan tâm, chăm lo thực hiện chế độ chính sách cho người có công, thể hiện sâu sắc truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc.
Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy, làm tốt hơn nữa công tác đầy ý nghĩa này. Tiền Giang không nên chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của Trung ương mà cần chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động nguồn lực xã hội, tạo điều kiện sống tốt hơn cho người có công, gia đình chính sách.
Phó Thủ tướng mong muốn người có công tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, ý chí của người chiến sỹ cộng sản, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ, trước hết là vận động gia đình, giáo dục con cháu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các thương binh, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, bị nhiễm chất độc hóa học tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có trên 120.000 người có công với cách mạng được ghi nhận và thực hiện chế độ, trong đó có 5.820 Mẹ Việt Nam anh hùng, 51 Anh hùng lực lượng vũ trang, 11.625 thương binh, trên 35.380 liệt sỹ. Trên 98% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đã được các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời.
Hằng năm, tỉnh vận động trên 10 tỷ đồng Quỹ đền ơn đáp nghĩa để xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và cha, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, thương binh nặng; đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ vượt khó học tập. Năm 2017, tỉnh ứng 63.580 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa 2.291 căn nhà cho người có công./.
Thông báo Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (10/05/2017)
Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5  (10/05/2017)
Bế mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  (10/05/2017)
Chủ tịch Thượng viện Myanmar bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (10/05/2017)
Các thành viên APEC nỗ lực thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật  (10/05/2017)
Phó Chủ tịch nước gặp gỡ những người Mông Cổ ủng hộ Việt Nam  (10/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên