Phát triển bảo hiểm xã hội không thể đứng ngoài xu thế chung
23:13, ngày 29-03-2017
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam phải phù hợp với quy luật, xu hướng chung của thế giới, có tính đến tốc độ già hóa dân số và cần đồng bộ với những chính sách xã hội bảo đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho mọi người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh các nguyên tắc này tại hội thảo quốc tế về “Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội-Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 29-3.
Nhiều bất cập, khác biệt
Ông Vũ Trường Giang, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết nguy cơ mất cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội đang dần trở thành hiện thực nếu không có sự điều chỉnh về chính sách.
Hiện có những cách tính khác nhau về số người tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng dù theo cách tính nào thì tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện vẫn rất thấp. Trong tổng số 54 triệu lao động, có khoảng 13 triệu người đang đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi số người được Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả có khoảng 6 triệu người đang hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng và khoảng 4-5 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
Không chỉ vậy, các quy định về mức lương tối đa để đóng bảo hiểm xã hội, mức hưởng lương hưu của Việt Nam cũng có nhiều khác biệt so với nhiều nước khác.
Đơn cử, dù có tỷ lệ lương để đóng bảo hiểm xã hội không chênh lệch lớn nhưng một số nước (Đức, Trung Quốc) quy định mức trần tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không quá 2-3 lần tiền lương trung bình của xã hội, còn ILO khuyến nghị không quá 10 lần mức lương cơ sở, thì ở Việt Nam, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức trần tiền lương gấp 20 lần lương cơ sở (tương đương 6 lần mức lương trung bình của xã hội).
Với mức đóng như vậy, ở Trung Quốc người đóng bảo hiểm xã hội được hưởng mức lương hưu tương đương 35% mức lương đóng; ở Đức tỷ lệ này là 30%; còn ở Việt Nam là 70%.
“Mức đóng và tỷ lệ hưởng như trên cùng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ khi các điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội thường có độ trễ tới 20 năm”, ông Giang khuyến nghị.
Nhiều ý kiến tại hội thảo nêu ra tồn tại trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam như việc doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội; lao động nhiều ngành sản xuất như may mặc, da giày, thủy sản thường nghỉ hưu sớm hơn so với độ tuổi quy định nên quyền lợi khó được bảo đảm. Trong khi đại diện một số doanh nghiệp lại cho rằng mức đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam còn cao, thủ tục tham gia chưa đơn giản, thuận tiện.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Lao động xã hội, nêu thực tế có một tỷ lệ rất lớn lao động tự do muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng số người có thể đóng được lại rất ít, vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cho đối tượng này.
Để tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, nhiều đại biểu cho rằng cần giao chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội cho địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan thuế và bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng các chính sách linh hoạt như “con đóng bảo hiểm xã hội, bố mẹ được hưởng lương hưu” hỗ trợ doanh nghiệp đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho lao động được tiếp cận các chương trình ưu đãi của Nhà nước, từ đó tạo thói quen tham gia bảo hiểm xã hội…
Kết hợp nhiều phương án
Cung cấp kinh nghiệm từ các quốc gia, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết việc nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội là vấn đề khó khăn trên toàn thế giới và thường phụ thuộc vào thu nhập. Các nước gặp thách thức về diện bao phủ thấp, mức lương hưu thấp và thiếu tính ổn định trong việc duy trì bảo hiểm xã hội.
Do vậy, để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều phương án thường sử dụng sự kết hợp từ chính sách đóng bắt buộc đến ưu đãi thuế khuyến khích tiết kiệm cá nhân vì mục đích hưu trí; Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cùng người lao động hoặc trợ cấp trực tiếp cho một số đối tượng mà không đòi hỏi đóng góp.
Từ thực tiễn của Việt Nam, nhóm chuyên gia WB khuyến nghị ưu tiên mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội ở khu vực chính thức để tăng tỷ lệ người tham gia từ 11 triệu người lên 17,8 triệu; tiếp đến là cần các giải pháp tăng tỷ lệ lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội sự hỗ trợ của Nhà nước; phát triển các chương trình hưu trí bổ sung, đồng thời phải hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, tăng hiệu quả đầu tư quỹ hưu trí.
Có đặc thù nhưng không khác quốc tế
Qua các ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh chắc chắn phải có những thay đổi rất căn bản trong chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo quy luật, xu hướng quốc tế gắn với việc tăng diện bao phủ.
Theo Phó Thủ tướng, cũng như các quốc gia khác, việc phát triển, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam có những đặc thù.
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là phải chăm lo cho toàn dân, đặc biệt là quan tâm đến những đối tượng yếu thế, người có công, đến chủ trương đầu tư hạ tầng, các công trình công cộng cho vùng sâu, vùng xa chứ không chỉ ở những khu vực phát triển.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh 3 nguyên tắc khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Đó là phương pháp tiếp cận, giải pháp đề ra vẫn cơ bản phải phù hợp với quy luật, xu hướng chung của thế giới; cần tính đến thực tế Việt Nam sẽ là một quốc gia có tình trạng già hóa dân số rất nhanh; và phải đồng bộ với tất cả các chính sách về xã hội như giáo dục, y tế để bảo đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho mọi người dân.
“Chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc các nước trên thế giới có rất nhiều kinh nghiệm thành công cũng như không thành công trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Có rất nhiều giải pháp khác nhau nhưng không một giải pháp nào mà chúng ta có thể sao chép một cách đơn giản”, Phó Thủ tướng nói.
Chuẩn hóa số liệu, đổi mới cách làm
Nói về một số việc cần làm ngay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp nghiên cứu, chuẩn hóa tất cả những số liệu, khái niệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế như lực lượng lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội cho người nghèo, người khuyết tật… Từ đó đưa ra báo cáo, đánh giá chính xác về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Trong phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi cách thức giao kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội hằng năm không chỉ theo số thu mà còn phải theo đối tượng, đến từng cá nhân cụ thể, những người trực tiếp đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
“Chúng ta nắm được số liệu hoàn toàn chắc chắn về số lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện còn khoảng 20% chưa đóng thì nhất định phải có các giải pháp rất toàn diện từ vận động, kiểm tra, thanh tra cho đến việc khởi kiện ra tòa doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Vì đây là quyền lợi của người lao động”, Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để khắc phục tình trạng này.
Bên cạnh đó, quan trọng không kém là vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đoàn thể trong việc thông tin, phổ biến quy định pháp luật để người lao động biết được quyền lợi của mình về bảo hiểm xã hội để yêu cầu và giám sát, thông tin cho các cơ quan Nhà nước về việc tuân thủ của người sử dụng lao động.
Về công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhắc lại nhiều bài học kinh nghiệm khi phát triển bảo hiểm y tế để có thể nâng tỷ lệ bao phủ lên 82% ở thời điểm hiện tại cho dù 3-4 năm trước ít người nghĩ rằng tỷ lệ người dân tham bảo hiểm y tế có thể đạt 80% vào năm 2020 như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Theo đó, người mua bảo hiểm được coi là khách hàng; có cơ chế phát triển mạnh mẽ các hình thức để các doanh nghiệp, đại lý cùng tham gia vào vận động bán bảo hiểm tự nguyện; giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển bảo hiểm xã hội gắn với trách nhiệm địa phương.
“Giao chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khó hơn bảo hiểm y tế nhưng cần có hình thức giao trách nhiệm cho các chính quyền địa phương. Vì cơ quan quản lý lao động và các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn là sát nhất với doanh nghiệp”.
Tận dụng tối đa công nghệ thông tin
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý cần phải đổi mới trong công tác quản lý lao động ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội Việt Nam theo xu hướng thế giới và áp dụng, tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin (CNTT).
“Vừa rồi bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai rất hiệu quả hệ thống giám định tự động bảo hiểm y tế qua hình thức thuê dịch vụ. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với các lĩnh vực công tác quản lý Nhà nước của mình trong đó có lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội. Làm được như vậy các đồng chí sẽ trả lời được câu hỏi làm sao để nắm thông tin chính xác về lao động mà không phải qua Tổng cục Thống kê”, Phó Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh phát triển bảo hiểm xã hội liên quan đến toàn dân và có tính toàn diện, Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và cả các đoàn thể cần vào cuộc mạnh mẽ để làm cho mọi người dân hiểu được lợi ích rất lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
“Tất cả những điều này đều liên quan và rất cần một bước chuyển mạnh tiếp theo của cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm mà cả môi trường đầu tư, kinh doanh. Đơn cử nếu các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lập doanh nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô sản xuất thì vừa có thêm người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ được quản lý tốt hơn. Chúng ta sẽ có các biện pháp, vận động họ tham gia bảo hiểm xã hội hiệu quả hơn. Một ví dụ như vậy để thấy chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính trong tất cả mọi lĩnh vực”, Phó Thủ tướng chia sẻ./.
Nhiều bất cập, khác biệt
Ông Vũ Trường Giang, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết nguy cơ mất cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội đang dần trở thành hiện thực nếu không có sự điều chỉnh về chính sách.
Hiện có những cách tính khác nhau về số người tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng dù theo cách tính nào thì tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện vẫn rất thấp. Trong tổng số 54 triệu lao động, có khoảng 13 triệu người đang đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi số người được Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả có khoảng 6 triệu người đang hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng và khoảng 4-5 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
Không chỉ vậy, các quy định về mức lương tối đa để đóng bảo hiểm xã hội, mức hưởng lương hưu của Việt Nam cũng có nhiều khác biệt so với nhiều nước khác.
Đơn cử, dù có tỷ lệ lương để đóng bảo hiểm xã hội không chênh lệch lớn nhưng một số nước (Đức, Trung Quốc) quy định mức trần tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không quá 2-3 lần tiền lương trung bình của xã hội, còn ILO khuyến nghị không quá 10 lần mức lương cơ sở, thì ở Việt Nam, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội ở mức trần tiền lương gấp 20 lần lương cơ sở (tương đương 6 lần mức lương trung bình của xã hội).
Với mức đóng như vậy, ở Trung Quốc người đóng bảo hiểm xã hội được hưởng mức lương hưu tương đương 35% mức lương đóng; ở Đức tỷ lệ này là 30%; còn ở Việt Nam là 70%.
“Mức đóng và tỷ lệ hưởng như trên cùng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ khi các điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội thường có độ trễ tới 20 năm”, ông Giang khuyến nghị.
Nhiều ý kiến tại hội thảo nêu ra tồn tại trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam như việc doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội; lao động nhiều ngành sản xuất như may mặc, da giày, thủy sản thường nghỉ hưu sớm hơn so với độ tuổi quy định nên quyền lợi khó được bảo đảm. Trong khi đại diện một số doanh nghiệp lại cho rằng mức đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam còn cao, thủ tục tham gia chưa đơn giản, thuận tiện.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Lao động xã hội, nêu thực tế có một tỷ lệ rất lớn lao động tự do muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng số người có thể đóng được lại rất ít, vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cho đối tượng này.
Để tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, nhiều đại biểu cho rằng cần giao chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội cho địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan thuế và bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng các chính sách linh hoạt như “con đóng bảo hiểm xã hội, bố mẹ được hưởng lương hưu” hỗ trợ doanh nghiệp đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho lao động được tiếp cận các chương trình ưu đãi của Nhà nước, từ đó tạo thói quen tham gia bảo hiểm xã hội…
Kết hợp nhiều phương án
Cung cấp kinh nghiệm từ các quốc gia, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết việc nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội là vấn đề khó khăn trên toàn thế giới và thường phụ thuộc vào thu nhập. Các nước gặp thách thức về diện bao phủ thấp, mức lương hưu thấp và thiếu tính ổn định trong việc duy trì bảo hiểm xã hội.
Do vậy, để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều phương án thường sử dụng sự kết hợp từ chính sách đóng bắt buộc đến ưu đãi thuế khuyến khích tiết kiệm cá nhân vì mục đích hưu trí; Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cùng người lao động hoặc trợ cấp trực tiếp cho một số đối tượng mà không đòi hỏi đóng góp.
Từ thực tiễn của Việt Nam, nhóm chuyên gia WB khuyến nghị ưu tiên mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội ở khu vực chính thức để tăng tỷ lệ người tham gia từ 11 triệu người lên 17,8 triệu; tiếp đến là cần các giải pháp tăng tỷ lệ lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội sự hỗ trợ của Nhà nước; phát triển các chương trình hưu trí bổ sung, đồng thời phải hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, tăng hiệu quả đầu tư quỹ hưu trí.
Có đặc thù nhưng không khác quốc tế
Qua các ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh chắc chắn phải có những thay đổi rất căn bản trong chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo quy luật, xu hướng quốc tế gắn với việc tăng diện bao phủ.
Theo Phó Thủ tướng, cũng như các quốc gia khác, việc phát triển, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam có những đặc thù.
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là phải chăm lo cho toàn dân, đặc biệt là quan tâm đến những đối tượng yếu thế, người có công, đến chủ trương đầu tư hạ tầng, các công trình công cộng cho vùng sâu, vùng xa chứ không chỉ ở những khu vực phát triển.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh 3 nguyên tắc khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Đó là phương pháp tiếp cận, giải pháp đề ra vẫn cơ bản phải phù hợp với quy luật, xu hướng chung của thế giới; cần tính đến thực tế Việt Nam sẽ là một quốc gia có tình trạng già hóa dân số rất nhanh; và phải đồng bộ với tất cả các chính sách về xã hội như giáo dục, y tế để bảo đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho mọi người dân.
“Chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc các nước trên thế giới có rất nhiều kinh nghiệm thành công cũng như không thành công trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Có rất nhiều giải pháp khác nhau nhưng không một giải pháp nào mà chúng ta có thể sao chép một cách đơn giản”, Phó Thủ tướng nói.
Chuẩn hóa số liệu, đổi mới cách làm
Nói về một số việc cần làm ngay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp nghiên cứu, chuẩn hóa tất cả những số liệu, khái niệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế như lực lượng lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội cho người nghèo, người khuyết tật… Từ đó đưa ra báo cáo, đánh giá chính xác về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Trong phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi cách thức giao kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội hằng năm không chỉ theo số thu mà còn phải theo đối tượng, đến từng cá nhân cụ thể, những người trực tiếp đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
“Chúng ta nắm được số liệu hoàn toàn chắc chắn về số lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện còn khoảng 20% chưa đóng thì nhất định phải có các giải pháp rất toàn diện từ vận động, kiểm tra, thanh tra cho đến việc khởi kiện ra tòa doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Vì đây là quyền lợi của người lao động”, Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để khắc phục tình trạng này.
Bên cạnh đó, quan trọng không kém là vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đoàn thể trong việc thông tin, phổ biến quy định pháp luật để người lao động biết được quyền lợi của mình về bảo hiểm xã hội để yêu cầu và giám sát, thông tin cho các cơ quan Nhà nước về việc tuân thủ của người sử dụng lao động.
Về công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhắc lại nhiều bài học kinh nghiệm khi phát triển bảo hiểm y tế để có thể nâng tỷ lệ bao phủ lên 82% ở thời điểm hiện tại cho dù 3-4 năm trước ít người nghĩ rằng tỷ lệ người dân tham bảo hiểm y tế có thể đạt 80% vào năm 2020 như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Theo đó, người mua bảo hiểm được coi là khách hàng; có cơ chế phát triển mạnh mẽ các hình thức để các doanh nghiệp, đại lý cùng tham gia vào vận động bán bảo hiểm tự nguyện; giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển bảo hiểm xã hội gắn với trách nhiệm địa phương.
“Giao chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khó hơn bảo hiểm y tế nhưng cần có hình thức giao trách nhiệm cho các chính quyền địa phương. Vì cơ quan quản lý lao động và các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn là sát nhất với doanh nghiệp”.
Tận dụng tối đa công nghệ thông tin
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý cần phải đổi mới trong công tác quản lý lao động ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội Việt Nam theo xu hướng thế giới và áp dụng, tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin (CNTT).
“Vừa rồi bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai rất hiệu quả hệ thống giám định tự động bảo hiểm y tế qua hình thức thuê dịch vụ. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với các lĩnh vực công tác quản lý Nhà nước của mình trong đó có lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội. Làm được như vậy các đồng chí sẽ trả lời được câu hỏi làm sao để nắm thông tin chính xác về lao động mà không phải qua Tổng cục Thống kê”, Phó Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh phát triển bảo hiểm xã hội liên quan đến toàn dân và có tính toàn diện, Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và cả các đoàn thể cần vào cuộc mạnh mẽ để làm cho mọi người dân hiểu được lợi ích rất lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
“Tất cả những điều này đều liên quan và rất cần một bước chuyển mạnh tiếp theo của cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm mà cả môi trường đầu tư, kinh doanh. Đơn cử nếu các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lập doanh nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô sản xuất thì vừa có thêm người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ được quản lý tốt hơn. Chúng ta sẽ có các biện pháp, vận động họ tham gia bảo hiểm xã hội hiệu quả hơn. Một ví dụ như vậy để thấy chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính trong tất cả mọi lĩnh vực”, Phó Thủ tướng chia sẻ./.
Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với Thụy Sĩ  (29/03/2017)
Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ vụ 'bắt và thả người vô tội vạ'  (29/03/2017)
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình  (29/03/2017)
Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (29/03/2017)
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn tàu Hải Thành 26-BLC  (29/03/2017)
Tới lượt Văn phòng Chính phủ tính toán khoán kinh phí xe công  (29/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên