Gần 50 luật sư tham gia phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm
Tại phiên tòa, gần 50 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Riêng bị cáo Hà Văn Thắm có 2 luật sư bào chữa. Ngoài ra, Tòa cũng đã triệu tập hơn 600 người tham gia tố tụng đến tham dự phiên tòa.
Nhằm làm rõ hành vi vi phạm của các bị cáo, Tòa cũng đã triệu tập và di lý Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng) từ Thành phố Hồ Chí Minh ra tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài bị cáo Hà Văn Thắm, 47 bị cáo còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC bị đưa ra xét xử. Trong đó, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank và là người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng Oceanbank; Nguyễn Thị Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc kế nhiệm tại Oceanbank, ngay sau khi Nguyễn Xuân Sơn được rút về PVN đảm nhiệm chức vụ mới; ba bị cáo từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Oceanbank gồm Nguyễn Văn Hoàn, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Minh Phương. Ngoài ra, còn có 34 bị cáo nguyên là giám đốc các chi nhánh và giám đốc các phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Oceanbank.
Theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát, trong quá trình hoạt động, tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 20 ngày./.
Thủ tướng yêu cầu Tuyên Quang tập trung cho kinh tế lâm nghiệp  (26/02/2017)
Xây dựng sân bay Cần Thơ thành "căn cứ" của đồng bằng sông Cửu Long  (26/02/2017)
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm, làm việc với lực lượng vũ trang Quân khu 4  (26/02/2017)
Chính thức khởi động biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam  (26/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên