Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A
21:24, ngày 25-02-2017
TCCSĐT - Ngày 25-02, Bộ Y tế cho biết đến ngày 20-02, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp do cúm A/H7N9.
Tuy nhiên, đáng quan ngại là đã ghi nhận các ổ dịch tại các tỉnh của Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông. Chính vì vậy, nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam là rất cao nếu không chủ động các biện pháp phòng chống.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam” nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lân, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong do dịch cúm A/H7N9.
Kế hoạch chia ra bốn tình huống. Tình huống 1 (chưa có trường hợp bệnh trên người) tập trung phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh xâm nhập vào Việt Nam hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để tránh lây lan.
Tình huống 2 (có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên người nhưng chưa lây từ người sang người) tập trung khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người.
Tình huống 3 (phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ) tập trung đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
Tình huống 4 (dịch bùng phát ra cộng đồng) tập trung giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.
Kế hoạch cũng chỉ ra nhiều giải pháp nhằm giảm số lượng mắc và trường hợp tử vong như tăng cường năng lượng giám sát bệnh cúm A/H7N9 bảo đảm đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; xem xét cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A/H7N9; tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đồng thời, ngành y tế sẽ thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch; tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A/H7N9 và sử dụng các trang thiết bị cấp cứu...
Ngoài ra, ngành y tế chủ động tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo đảm cho người dân không hoang mang, chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; tăng cường phối hợp liên ngành để huy động sự tham gia phòng chống dịch bệnh của toàn xã hội...
Bộ Y tế khuyến cáo để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N1, A/H5N6 sang người, xâm nhập vào Việt Nam, người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Trước đó, ngày 24-02, tại Trung Quốc, một người đàn ông 60 tuổi đã tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, miền Nam nước này. Đây là ca nhiễm virus H7N9 thứ 3 trên người ở tỉnh Quảng Tây trong năm nay.
Một ca nhiễm cúm khác cũng được ghi nhận tại tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. Bệnh nhân này, 51 tuổi, bị viêm phổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus H7N9 sau khi có tiếp xúc với gia cầm sống, và đang được điều trị tại bệnh viện.
Trường hợp virus H7N9 lây nhiễm sang người tại Trung Quốc được biết đến đầu tiên vào tháng 3-2013. Chủng virus này thường bùng phát trong khoảng thời gian mùa Đông và mùa Xuân hằng năm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chứng cứ cho thấy virus dịch cúm gia cầm H7N9 có khả năng lây truyền từ người sang người.
Hiện Trung Quốc đã nghiêm cấm hoạt động buôn bán gia cầm sống tại nhiều địa phương như Nam Xương (tỉnh Giang Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Tô Châu (tỉnh Giang Tô), nhiều thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên, và toàn bộ tỉnh Chiết Giang.
Theo các quan chức thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh quốc gia Trung Quốc, các lệnh cấm nói trên đã làm giảm đáng kể số ca lây nhiễm tại nhiều khu vực.
Cơ quan trên khuyến cáo người dân nên lựa chọn gia cầm đông lạnh thay vì gia cầm sống để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh./.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam” nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lân, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong do dịch cúm A/H7N9.
Kế hoạch chia ra bốn tình huống. Tình huống 1 (chưa có trường hợp bệnh trên người) tập trung phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh xâm nhập vào Việt Nam hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để tránh lây lan.
Tình huống 2 (có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên người nhưng chưa lây từ người sang người) tập trung khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người.
Tình huống 3 (phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ) tập trung đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
Tình huống 4 (dịch bùng phát ra cộng đồng) tập trung giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.
Kế hoạch cũng chỉ ra nhiều giải pháp nhằm giảm số lượng mắc và trường hợp tử vong như tăng cường năng lượng giám sát bệnh cúm A/H7N9 bảo đảm đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; xem xét cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A/H7N9; tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đồng thời, ngành y tế sẽ thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch; tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A/H7N9 và sử dụng các trang thiết bị cấp cứu...
Ngoài ra, ngành y tế chủ động tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo đảm cho người dân không hoang mang, chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; tăng cường phối hợp liên ngành để huy động sự tham gia phòng chống dịch bệnh của toàn xã hội...
Bộ Y tế khuyến cáo để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N1, A/H5N6 sang người, xâm nhập vào Việt Nam, người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Trước đó, ngày 24-02, tại Trung Quốc, một người đàn ông 60 tuổi đã tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, miền Nam nước này. Đây là ca nhiễm virus H7N9 thứ 3 trên người ở tỉnh Quảng Tây trong năm nay.
Một ca nhiễm cúm khác cũng được ghi nhận tại tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. Bệnh nhân này, 51 tuổi, bị viêm phổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus H7N9 sau khi có tiếp xúc với gia cầm sống, và đang được điều trị tại bệnh viện.
Trường hợp virus H7N9 lây nhiễm sang người tại Trung Quốc được biết đến đầu tiên vào tháng 3-2013. Chủng virus này thường bùng phát trong khoảng thời gian mùa Đông và mùa Xuân hằng năm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chứng cứ cho thấy virus dịch cúm gia cầm H7N9 có khả năng lây truyền từ người sang người.
Hiện Trung Quốc đã nghiêm cấm hoạt động buôn bán gia cầm sống tại nhiều địa phương như Nam Xương (tỉnh Giang Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến), Tô Châu (tỉnh Giang Tô), nhiều thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên, và toàn bộ tỉnh Chiết Giang.
Theo các quan chức thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh quốc gia Trung Quốc, các lệnh cấm nói trên đã làm giảm đáng kể số ca lây nhiễm tại nhiều khu vực.
Cơ quan trên khuyến cáo người dân nên lựa chọn gia cầm đông lạnh thay vì gia cầm sống để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh./.
Thành phố Hồ Chí Minh đổi mới các phong trào thi đua, tránh sự nhàm chán  (25/02/2017)
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao công tác phòng dịch của Viện Pasteur  (25/02/2017)
APEC 2017: Hội nghị SOM 1 bước vào ngày làm việc thứ tám  (25/02/2017)
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20 đến 24-02  (25/02/2017)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam  (25/02/2017)
Ra mắt cuốn sách tập hợp các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh  (24/02/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên