Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU sẽ sớm được phê chuẩn
21:52, ngày 22-02-2017
Chiều 22-02, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tiếp đoàn Tiểu ban Nhân quyền, Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu (EP) do Chủ tịch Tiểu ban Pier Antonio Panzeri làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá qua hơn 25 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã đi được một chặng đường dài và rất thành công, đồng thời đang bước sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn.
Vui mừng nhận thấy sự phát triển tích cực, nhanh chóng, mạnh mẽ giữa Việt Nam và EU, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết hiện EU đang là nhà đầu tư lớn thứ năm tại Việt Nam.
Đặc biệt, Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA) chính thức có hiệu lực đã tạo khung khổ pháp lý quan trọng, nâng tầm quan hệ hai bên sang một giai đoạn mới, hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ sớm được ký chính thức và phê chuẩn.
Bà cũng nhấn mạnh việc sớm ký kết và phê chuẩn EVFTA là một tín hiệu tích cực, thúc đẩy tự do thương mại và hợp tác quốc tế, Hiệp định sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân cả hai bên.
Về vấn đề nhân quyền, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền còn người.
Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đặc biệt, Hiến pháp 2013 có 36/120 điều quy định trực tiếp đến các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Pier Antonio Panzeri đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.
Thời gian tới, EU sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, thực hiện các cam kết trong Hiệp ước Paris về cắt giảm khí thải, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục có những buổi làm việc hữu ích, nhằm tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và EU./.
Vui mừng nhận thấy sự phát triển tích cực, nhanh chóng, mạnh mẽ giữa Việt Nam và EU, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết hiện EU đang là nhà đầu tư lớn thứ năm tại Việt Nam.
Đặc biệt, Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA) chính thức có hiệu lực đã tạo khung khổ pháp lý quan trọng, nâng tầm quan hệ hai bên sang một giai đoạn mới, hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ sớm được ký chính thức và phê chuẩn.
Bà cũng nhấn mạnh việc sớm ký kết và phê chuẩn EVFTA là một tín hiệu tích cực, thúc đẩy tự do thương mại và hợp tác quốc tế, Hiệp định sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân cả hai bên.
Về vấn đề nhân quyền, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền còn người.
Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đặc biệt, Hiến pháp 2013 có 36/120 điều quy định trực tiếp đến các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Pier Antonio Panzeri đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.
Thời gian tới, EU sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, thực hiện các cam kết trong Hiệp ước Paris về cắt giảm khí thải, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục có những buổi làm việc hữu ích, nhằm tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và EU./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Slovenia và New Zealand  (22/02/2017)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thăm, làm việc tại Việt Nam  (22/02/2017)
Hoàn thiện phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất  (22/02/2017)
Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam - Nga  (22/02/2017)
APEC 2017: Tiếp tục cuộc họp của các nhóm công tác và tiểu ban SOM1  (22/02/2017)
Xem xét kỷ luật các cá nhân sai phạm liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh  (22/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên