Kiểm toán Nhà nước là cơ quan ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính, tài sản công
21:56, ngày 02-02-2017
Nhân dịp đầu xuân mới Đinh Dậu 2017, chiều 02-02-2017 tức mùng 6 Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, động viên và nói chuyện với cán bộ, nhân viên ngành Kiểm toán Nhà nước.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng Kiểm toán Nhà nước sẽ thực sự là thượng phương bảo kiểm của Đảng, Nhà nước, là cơ quan bảo vệ luật pháp của toàn hệ thống trong quản lý tài chính và quản lý tài sản công.
Bày tỏ vui mừng đến thăm Kiểm toán Nhà nước đúng vào ngày khai xuân, Thủ tướng nên rõ, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan hoạt động độc lập do Quốc hội thành lập, chỉ tuân theo pháp luật song có sự phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan liên quan vì nhiệm vụ chính trị chung của hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Nhấn mạnh đến địa vị pháp lý và vị thế quan trọng của Kiểm toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp 2013, Thủ tướng nêu rõ, đây là điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực thi sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của mình ngày một tốt hơn, chất lượng cao hơn.
Bày tỏ ấn tượng đối với kết quả công tác của ngành Kiểm toán Nhà nước thời gian qua, nhất là việc truy thu một số lượng lớn cho ngân sách Nhà nước lên đến hơn 115 nghìn tỷ đồng, Thủ tướng đánh giá, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Chia sẻ về quyết tâm của tập thể Chính phủ xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển và hành động, Thủ tướng mong muốn Kiểm toán Nhà nước cũng là 1 cơ quan đi đầu trong tiến trình này. Nhấn mạnh, muốn kiến tạo, phát triển tốt thì phải quản lý tốt, Thủ tướng đề nghị, thông qua chức năng nhiệm vụ của mình Kiểm toán Nhà nước phải liêm chính trong quản lý nhà nước đặc biệt là quản lý tài chính, tài sản công.
Đánh giá cao hoạt động của ngành, không chỉ phát hiện sai phạm mà qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước còn phát hiện ra những lỗ hổng, kẽ hở trong quản lý nhà nước, Thủ tướng cho rằng, đây là kênh thông tin quan trọng để Chính phủ thấy được những thiếu sót, kịp thời khắc phục, sửa chữa và có biện pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí.
Sức mạnh của Kiểm toán Nhà nước là năng lực, trình độ cao, tính độc lập, công khai minh bạch và nhất là khi đã phát hiện những điều chưa đúng thì quyết liệt giám sát, theo đuổi tới cùng, Thủ tướng nói và cho rằng, Kiểm toán Nhà nước chính là cơ quan ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính, tài sản công.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị ngành Kiểm toán Nhà nước chú ý kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, dĩ công vi thượng, vừa có tâm, vừa có tầm. Đây chính là vấn đề quyết định hiệu quả, uy tín, nhiệm vụ chính trị của ngành, Thủ tướng chỉ rõ.
Bên cạnh việc chú trọng khâu đào tạo cán bộ kiểm toán thực hiện đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan, Thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước không ngừng nâng cao chất lượng, kế hoạch kiểm toán, tập trung vào những nội dung nóng bỏng và góp phần đắc lực vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Kiểm toán Nhà nước cũng cần lắng nghe, phối hợp tốt với cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát để có kết luận cuối cùng xác đáng, chính xác. Gợi mở phương hướng phát triển của Kiểm toán Nhà nước, Thủ tướng cho rằng ngành cần tập trung nhiều hơn nữa vào kiểm toán hoạt động theo xu thế các nước đang phát triển chứ không nên chỉ tập trung vào kiểm toán tuân thủ và các dạng khác bởi đây là xu thế chung của thế giới.
Ngoài ra, cần đề cao tinh thần chủ động, không nên rơi vào tình trạng bị động trong phát triển, Thủ tướng mong muốn Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm tốt hoạt động nghiên cứu chính sách, chiến lược phát triển để có những kiến nghị, cảnh báo với Chính phủ và các bộ, ngành. Trong quá trình đó, kịp thời phát hiện những quy định chưa hợp lý, khuyến nghị thay đổi chính sách pháp luật phù hợp với tình hình.
Thủ tướng cũng khuyến nghị ngành Kiểm toán tăng cường công khai minh bạch, coi trọng trách nhiệm giải trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ bởi đây là lĩnh vực còn non trẻ ở Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng tán thành những kiến nghị, đề xuất của Kiểm toán Nhà nước đề nghị các đơn vị được kiểm toán nghiêm túc thực hiện kết luận kiểm toán; có sự hài hòa, phù hợp lịch trình, kế hoạch công tác giữa các đơn vị thanh tra, kiểm toán… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính; hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian kiểm toán phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp. “Giảm phiền hà cho đơn vị, tổ chức, chống nhũng nhiễu cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành kiểm toán”, Thủ tướng nêu rõ.
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, 5 năm qua, với nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp và chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng; trong đó riêng năm 2016, cơ quan này đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Đặc biệt, kết quả kiểm toán đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước và góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan, đơn vị được kiểm toán thông qua việc kiến nghị, sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ 110 văn bản nhằm bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách. Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hàng trăm tập thể, cá nhân về những tồn tại, sai phạm phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra; cung cấp hàng chục bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tiến hành tố tụng.
Một trong những kiến nghị, phát hiện nổi bật của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua là kết quả kiểm toán quá trình tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa, tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng. Qua đó, chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó qua kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn Nhà nước tăng lên 13.698 tỷ đồng/06 doanh nghiệp./.
Bày tỏ vui mừng đến thăm Kiểm toán Nhà nước đúng vào ngày khai xuân, Thủ tướng nên rõ, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan hoạt động độc lập do Quốc hội thành lập, chỉ tuân theo pháp luật song có sự phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan liên quan vì nhiệm vụ chính trị chung của hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Nhấn mạnh đến địa vị pháp lý và vị thế quan trọng của Kiểm toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp 2013, Thủ tướng nêu rõ, đây là điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực thi sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của mình ngày một tốt hơn, chất lượng cao hơn.
Bày tỏ ấn tượng đối với kết quả công tác của ngành Kiểm toán Nhà nước thời gian qua, nhất là việc truy thu một số lượng lớn cho ngân sách Nhà nước lên đến hơn 115 nghìn tỷ đồng, Thủ tướng đánh giá, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Chia sẻ về quyết tâm của tập thể Chính phủ xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển và hành động, Thủ tướng mong muốn Kiểm toán Nhà nước cũng là 1 cơ quan đi đầu trong tiến trình này. Nhấn mạnh, muốn kiến tạo, phát triển tốt thì phải quản lý tốt, Thủ tướng đề nghị, thông qua chức năng nhiệm vụ của mình Kiểm toán Nhà nước phải liêm chính trong quản lý nhà nước đặc biệt là quản lý tài chính, tài sản công.
Đánh giá cao hoạt động của ngành, không chỉ phát hiện sai phạm mà qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước còn phát hiện ra những lỗ hổng, kẽ hở trong quản lý nhà nước, Thủ tướng cho rằng, đây là kênh thông tin quan trọng để Chính phủ thấy được những thiếu sót, kịp thời khắc phục, sửa chữa và có biện pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí.
Sức mạnh của Kiểm toán Nhà nước là năng lực, trình độ cao, tính độc lập, công khai minh bạch và nhất là khi đã phát hiện những điều chưa đúng thì quyết liệt giám sát, theo đuổi tới cùng, Thủ tướng nói và cho rằng, Kiểm toán Nhà nước chính là cơ quan ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính, tài sản công.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị ngành Kiểm toán Nhà nước chú ý kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, dĩ công vi thượng, vừa có tâm, vừa có tầm. Đây chính là vấn đề quyết định hiệu quả, uy tín, nhiệm vụ chính trị của ngành, Thủ tướng chỉ rõ.
Bên cạnh việc chú trọng khâu đào tạo cán bộ kiểm toán thực hiện đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan, Thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước không ngừng nâng cao chất lượng, kế hoạch kiểm toán, tập trung vào những nội dung nóng bỏng và góp phần đắc lực vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Kiểm toán Nhà nước cũng cần lắng nghe, phối hợp tốt với cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát để có kết luận cuối cùng xác đáng, chính xác. Gợi mở phương hướng phát triển của Kiểm toán Nhà nước, Thủ tướng cho rằng ngành cần tập trung nhiều hơn nữa vào kiểm toán hoạt động theo xu thế các nước đang phát triển chứ không nên chỉ tập trung vào kiểm toán tuân thủ và các dạng khác bởi đây là xu thế chung của thế giới.
Ngoài ra, cần đề cao tinh thần chủ động, không nên rơi vào tình trạng bị động trong phát triển, Thủ tướng mong muốn Kiểm toán Nhà nước tiếp tục làm tốt hoạt động nghiên cứu chính sách, chiến lược phát triển để có những kiến nghị, cảnh báo với Chính phủ và các bộ, ngành. Trong quá trình đó, kịp thời phát hiện những quy định chưa hợp lý, khuyến nghị thay đổi chính sách pháp luật phù hợp với tình hình.
Thủ tướng cũng khuyến nghị ngành Kiểm toán tăng cường công khai minh bạch, coi trọng trách nhiệm giải trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ bởi đây là lĩnh vực còn non trẻ ở Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng tán thành những kiến nghị, đề xuất của Kiểm toán Nhà nước đề nghị các đơn vị được kiểm toán nghiêm túc thực hiện kết luận kiểm toán; có sự hài hòa, phù hợp lịch trình, kế hoạch công tác giữa các đơn vị thanh tra, kiểm toán… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước cải cách mạnh mẽ hơn nữa thủ tục hành chính; hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian kiểm toán phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp. “Giảm phiền hà cho đơn vị, tổ chức, chống nhũng nhiễu cũng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành kiểm toán”, Thủ tướng nêu rõ.
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, 5 năm qua, với nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp và chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỷ đồng; trong đó riêng năm 2016, cơ quan này đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Đặc biệt, kết quả kiểm toán đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước và góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan, đơn vị được kiểm toán thông qua việc kiến nghị, sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ 110 văn bản nhằm bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách. Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hàng trăm tập thể, cá nhân về những tồn tại, sai phạm phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra; cung cấp hàng chục bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tiến hành tố tụng.
Một trong những kiến nghị, phát hiện nổi bật của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua là kết quả kiểm toán quá trình tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa, tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng. Qua đó, chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó qua kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn Nhà nước tăng lên 13.698 tỷ đồng/06 doanh nghiệp./.
An ninh toàn cầu 2017: Dưới góc nhìn dự báo  (02/02/2017)
Khai hội chùa Bái Đính năm 2017  (02/02/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự lễ kỷ niệm 1977 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng  (02/02/2017)
Chủ tịch nước kêu gọi nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng  (02/02/2017)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển