Thủ tướng Anh kêu gọi người dân đoàn kết trong thông điệp Giáng sinh
Nữ thủ tướng Anh nhấn mạnh nước này cần đoàn kết để hướng tới tương lai, cũng như “tận dụng cơ hội mang tính lịch sử” để khẳng định rõ nét vai trò mới của Anh trên thế giới hậu Brexit.
Bên cạnh đó, bà Theresa May còn bày tỏ mong muốn chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài khoảng hai năm đưa Anh rời khỏi “mái nhà chung” EU vào cuối tháng 3-2017.
Trong khi đó, ngày 23-12, Tổng Thư ký tổ chức Đại hội Công đoàn Anh Frances O'Grady đã kêu gọi Thủ tướng Theresa May bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người lao động nước này sau khi Anh rời khỏi “ngôi nhà chung” châu Âu, thông qua chính sách cương quyết và rõ ràng rằng không có bất cứ sự thương thảo nhằm gạt bỏ quyền lợi của người lao động.
Ông Frances O'Grady đã đưa ra lời gọi trên sau khi một chủ doanh nghiệp sản xuất thép của Anh gửi lá thư khẩn cấp đến Quốc hội nước này, bày tỏ mong muốn xóa bỏ một số quyền lợi của người lao động liên quan đến giờ làm việc, thưởng lễ tết hay bảo hiểm sức khỏe và an toàn lao động một khi Anh rời khỏi EU. Nhân đây, ông Frances O'Grady cáo buộc nhiều doanh nghiệp ủng hộ Brexit, đang lợi dụng Brexit như một cái cớ chèn ép người lao động.
Trước đó, trong một bức thư ngỏ có chữ ký chung của ông Frances O'Grady - thủ lĩnh tổ chức Đại hội Công đoàn - và ông Adam Marshall - Tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh, hai nhà lãnh đạo kêu gọi bà May chấm dứt tình cảnh tương lai mập mờ của các doanh nghiệp và hàng triệu người lao động bằng cách khẳng định cho phép công dân EU di cư được cư trú vĩnh viễn tại Anh sau Brexit.
Hai nhà lãnh đạo gọi hành động “đơn phương táo bạo” này là “đúng đắn cả về đạo lý cũng như với lợi ích của kinh tế Anh”, đồng thời sẽ là một tín hiệu về “thiện chí” của Anh trong quá trình đàm phán với EU về Brexit.
Bức thư ngỏ cũng cảnh báo về những thiệt hại đối với doanh nghiệp và các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là y tế, nếu 1 triệu lao động là công dân EU tại Anh hiện nay vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Đến thời điểm này Chính phủ Anh vẫn từ chối đưa ra bất kỳ sự bảo đảm nào và khẳng định cách đối xử của Anh với các công dân EU sẽ phụ thuộc vào cách đối xử mà hàng triệu công dân Anh nhận được tại 27 nước thành viên EU khác.
Cũng trong ngày 23-12, hai giáo sư hàng đầu Khoa Luật EU thuộc Đại học Cambridge cảnh báo Anh có thể rơi vào tình thế hỗn loạn trong quá trình rời khỏi EU nếu không có được một thỏa thuận có trật tự vào giai đoạn cuối của tiến trình Brexit dự kiến kéo dài hai năm này.
Giáo sư Catherine Bernard, chuyên gia Luật EU khẳng định các cuộc thương lượng cho tiến trình Brexit sẽ rất phức tạp và rắc rối. Bà cảnh báo quá trình thương lượng hai năm sẽ là không đủ bởi những khiếm khuyết cả từ phía Anh và EU.
Theo kế hoạch, Chính phủ Anh sẽ chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để khởi động tiến trình đàm phán với các nước thành viên EU vào cuối tháng 3-2017, với lộ trình kéo dài hai năm để đàm phán về tương lai quan hệ với khối và việc chính thức rời khỏi khối. Một thỏa thuận về Brexit cần phải hoàn tất vào tháng 10-2018 để được thông qua tại Nghị viện châu Âu vào tháng 3-2019./.
Cẩm Giàng tiếp tục xây dựng vùng nông nghiệp chất lượng cao  (24/12/2016)
20 năm tái lập tỉnh, Hải Dương nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất  (24/12/2016)
Tổng thống Mỹ Obama ký phê chuẩn dự luật ngân sách quốc phòng  (24/12/2016)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào  (24/12/2016)
Đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và làm việc tại Lào  (24/12/2016)
Thủ tướng: Đấu tranh với tệ nạn ma túy để duy trì giống nòi  (24/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên