Iran và Indonesia tăng cường hợp tác kinh tế song phương
22:06, ngày 15-12-2016
Ngày 14-12-2016, trong khuôn khổ chuyến thăm Iran của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định rằng mối quan hệ đang trên đà phát triển mạnh mẽ giữa Iran và Indonesia sẽ đem lại lợi ích cho hai nước nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Indonesia sau hội đàm, ông Rouhani đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Iran và Indonesia, một quốc gia Hồi giáo quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Theo nhà lãnh đạo Iran, hai nước hiện đang nỗ lực mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học và kỹ thuật. Iran và Indonesia đã có những bước đi tích cực trong việc tăng cường quan hệ kể từ khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử, còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Iran ký kết với các cường quốc thế giới hồi tháng 7 năm ngoái, bắt đầu được thực thi đầu năm nay.
Iran và Indonesia đang có mối quan hệ gần gũi trong Phong trào Không liên kết (NAM) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, đồng thời đã thiết lập được mối quan chiến lược trong lĩnh vực năng lượng.
Nhà lãnh đạo Iran nói thêm rằng Tehran và Jakarta sẽ thúc đẩy hợp tác gần gũi hơn nhằm giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Syria và Yemen cũng như hỗ trợ người Hồi giáo ở Myanmar.
Về phần mình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định chuyến thăm của ông tới Tehran sẽ mở một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước.
Đối với các vấn đề khu vực, ông Joko Widodo bày tỏ tin tưởng các cuộc khủng hoảng ở Syria, Myanmar và Yemen có thể được giải quyết một cách hòa bình.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Indonesia, cùng ngày 14-12, Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp, Khai khoáng và Nông nghiệp Iran, ông Gholam-Hossein Shafeie và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, ông Rosan Roeslani đã ký kết 10 Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán và công nghiệp, trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước.
Iran và Indonesia có kế hoạch đưa trao đổi buôn bán song phương lên 2 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới, đồng thời nhất trí phối hợp để xóa bỏ các hàng rào trong lĩnh vực ngân hàng và hải quan.
Hai nước cũng dự kiến thành lập Phòng thương mại chung trong tương lai gần. Hai bên đều cho rằng việc tăng cường quan hệ song phương sẽ đem lại lợi ích cho cả Iran và Indonesia.
Indonesia kêu gọi các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vận tải, du lịch và hạ tầng, giữa lúc hợp tác song phương hiện chưa xứng tầm với tiềm năng của hai nước khi chỉ một số doanh nghiệp Iran đang tham gia vào ba dự án thuộc lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp và nông nghiệp ở Indonesia.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Iran, nước này đã xuất khẩu 81,5 triệu USD các sản phẩm phi dầu mỏ vào thị trường Indonesia trong năm lịch Iran kết thúc vào cuối tháng 3-2016 và nhập khẩu 109,4 triệu USD các mặt hàng phi dầu mỏ trong cùng kỳ từ quốc gia Đông Nam Á này./.
Theo nhà lãnh đạo Iran, hai nước hiện đang nỗ lực mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học và kỹ thuật. Iran và Indonesia đã có những bước đi tích cực trong việc tăng cường quan hệ kể từ khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử, còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Iran ký kết với các cường quốc thế giới hồi tháng 7 năm ngoái, bắt đầu được thực thi đầu năm nay.
Iran và Indonesia đang có mối quan hệ gần gũi trong Phong trào Không liên kết (NAM) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, đồng thời đã thiết lập được mối quan chiến lược trong lĩnh vực năng lượng.
Nhà lãnh đạo Iran nói thêm rằng Tehran và Jakarta sẽ thúc đẩy hợp tác gần gũi hơn nhằm giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Syria và Yemen cũng như hỗ trợ người Hồi giáo ở Myanmar.
Về phần mình, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định chuyến thăm của ông tới Tehran sẽ mở một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước.
Đối với các vấn đề khu vực, ông Joko Widodo bày tỏ tin tưởng các cuộc khủng hoảng ở Syria, Myanmar và Yemen có thể được giải quyết một cách hòa bình.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Indonesia, cùng ngày 14-12, Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp, Khai khoáng và Nông nghiệp Iran, ông Gholam-Hossein Shafeie và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, ông Rosan Roeslani đã ký kết 10 Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán và công nghiệp, trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước.
Iran và Indonesia có kế hoạch đưa trao đổi buôn bán song phương lên 2 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới, đồng thời nhất trí phối hợp để xóa bỏ các hàng rào trong lĩnh vực ngân hàng và hải quan.
Hai nước cũng dự kiến thành lập Phòng thương mại chung trong tương lai gần. Hai bên đều cho rằng việc tăng cường quan hệ song phương sẽ đem lại lợi ích cho cả Iran và Indonesia.
Indonesia kêu gọi các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vận tải, du lịch và hạ tầng, giữa lúc hợp tác song phương hiện chưa xứng tầm với tiềm năng của hai nước khi chỉ một số doanh nghiệp Iran đang tham gia vào ba dự án thuộc lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp và nông nghiệp ở Indonesia.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Iran, nước này đã xuất khẩu 81,5 triệu USD các sản phẩm phi dầu mỏ vào thị trường Indonesia trong năm lịch Iran kết thúc vào cuối tháng 3-2016 và nhập khẩu 109,4 triệu USD các mặt hàng phi dầu mỏ trong cùng kỳ từ quốc gia Đông Nam Á này./.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Mozambique  (15/12/2016)
Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thời kỳ hội nhập  (15/12/2016)
Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân quán triệt Nghị quyết Trung ương 4  (15/12/2016)
Trưng bày tư liệu về Bác Hồ viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến  (15/12/2016)
Iran tái khởi động việc chế tạo tàu quân sự nhằm đáp trả Mỹ  (15/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay