Quy hoạch TTXVN là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia
21:56, ngày 14-12-2016
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển một báo điện tử đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các thứ tiếng chính (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga) nằm trong nhóm 10 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ Việt Nam và nhóm 5 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài đối với tờ báo điện tử của Việt Nam.
Bên cạnh đó, phát triển một số tờ báo in, tạp chí in đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga mang tầm khu vực và thế giới, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí có các chuyên mục, bài viết phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
Quy hoạch xác định cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia là Thông tấn xã Việt Nam với các sản phẩm truyền thông chủ lực gồm báo in, tạp chí in, báo điện tử; cơ quan hỗ trợ là các cơ quan báo chí khác ở Trung ương, địa phương và nước ngoài, trong đó, các bài viết, chuyên mục trên các báo và tạp chí của các cơ quan báo chí này phục vụ từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
Phát triển một số tờ báo đối ngoại quốc gia có tầm cỡ khu vực và thế giới
Định hướng Quy hoạch đến năm 2020, về phát triển báo chí đối ngoại, trước năm 2020, Thông tấn xã Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở các cơ quan báo chí đối ngoại hiện có, đề xuất phát triển một số tờ báo, tạp chí in và báo điện tử đối ngoại quốc gia có tầm cỡ khu vực và thế giới.
Hỗ trợ các báo, tạp chí in, báo điện tử đối ngoại khác để làm lực lượng bổ sung cho các cơ quan báo chí đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam; thí điểm hỗ trợ phát triển một tờ báo (tạp chí) in, một báo điện tử của người Việt Nam khu vực trọng điểm ở nước ngoài.
Xây dựng các ấn phẩm, chuyên mục, chuyên đề, bài viết, phóng sự... đối ngoại bằng tiếng nước ngoài, cụ thể, bên cạnh những ngôn ngữ chủ lực, tiếp tục sản xuất các bản tin, tin bài bằng các thứ tiếng khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Arab...
Không ngừng cải tiến nội dung tuyên truyền, thay thế một số chuyên mục không còn phù hợp và xây dựng một số chuyên mục mới phù hợp với tình hình và đáp ứng nhu cầu thông tin đối ngoại; khuyến khích các cơ quan báo chí sử dụng các phương thức truyền thông mới, mạng xã hội để đưa các thông tin đến các đối tượng thông tin đối ngoại. Phản hồi kịp thời những thông tin sai trái, xuyên tạc.
Về định hướng nội dung báo chí đối ngoại, thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, tiềm năng và hiệu quả trong hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các đối tác; thông tin về tình hình quốc tế cho nhân dân trong nước, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Bên cạnh đó, phản hồi kịp thời những thông tin sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phá hoại sự nghiệp đổi mới, độc lập, thống nhất, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Cung cấp thông tin phục vụ, hỗ trợ những đơn vị và đối tượng làm công tác thông tin đối ngoại.
Theo quy hoạch, định hướng đến năm 2030, tiếp tục mở rộng khu vực phát hành của báo chí đối ngoại Việt Nam, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khối ASEAN, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, các nước khu vực Mỹ Latinh, kiều bào Việt ở nước ngoài. Kết hợp có hiệu quả các phương thức báo chí, tận dụng các thế mạnh về công nghệ để bảo đảm tính kinh tế, hợp lý, tiết kiệm trong đầu tư phát triển báo chí đối ngoại.
Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống báo chí đối ngoại với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dữ liệu phục vụ báo chí đối ngoại. Mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm đạt được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại./.
Bên cạnh đó, phát triển một số tờ báo in, tạp chí in đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga mang tầm khu vực và thế giới, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí có các chuyên mục, bài viết phục vụ nhiệm vụ đối ngoại.
Quy hoạch xác định cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia là Thông tấn xã Việt Nam với các sản phẩm truyền thông chủ lực gồm báo in, tạp chí in, báo điện tử; cơ quan hỗ trợ là các cơ quan báo chí khác ở Trung ương, địa phương và nước ngoài, trong đó, các bài viết, chuyên mục trên các báo và tạp chí của các cơ quan báo chí này phục vụ từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
Phát triển một số tờ báo đối ngoại quốc gia có tầm cỡ khu vực và thế giới
Định hướng Quy hoạch đến năm 2020, về phát triển báo chí đối ngoại, trước năm 2020, Thông tấn xã Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở các cơ quan báo chí đối ngoại hiện có, đề xuất phát triển một số tờ báo, tạp chí in và báo điện tử đối ngoại quốc gia có tầm cỡ khu vực và thế giới.
Hỗ trợ các báo, tạp chí in, báo điện tử đối ngoại khác để làm lực lượng bổ sung cho các cơ quan báo chí đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam; thí điểm hỗ trợ phát triển một tờ báo (tạp chí) in, một báo điện tử của người Việt Nam khu vực trọng điểm ở nước ngoài.
Xây dựng các ấn phẩm, chuyên mục, chuyên đề, bài viết, phóng sự... đối ngoại bằng tiếng nước ngoài, cụ thể, bên cạnh những ngôn ngữ chủ lực, tiếp tục sản xuất các bản tin, tin bài bằng các thứ tiếng khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Arab...
Không ngừng cải tiến nội dung tuyên truyền, thay thế một số chuyên mục không còn phù hợp và xây dựng một số chuyên mục mới phù hợp với tình hình và đáp ứng nhu cầu thông tin đối ngoại; khuyến khích các cơ quan báo chí sử dụng các phương thức truyền thông mới, mạng xã hội để đưa các thông tin đến các đối tượng thông tin đối ngoại. Phản hồi kịp thời những thông tin sai trái, xuyên tạc.
Về định hướng nội dung báo chí đối ngoại, thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, tiềm năng và hiệu quả trong hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các đối tác; thông tin về tình hình quốc tế cho nhân dân trong nước, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Bên cạnh đó, phản hồi kịp thời những thông tin sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phá hoại sự nghiệp đổi mới, độc lập, thống nhất, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Cung cấp thông tin phục vụ, hỗ trợ những đơn vị và đối tượng làm công tác thông tin đối ngoại.
Theo quy hoạch, định hướng đến năm 2030, tiếp tục mở rộng khu vực phát hành của báo chí đối ngoại Việt Nam, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm là các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khối ASEAN, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, các nước khu vực Mỹ Latinh, kiều bào Việt ở nước ngoài. Kết hợp có hiệu quả các phương thức báo chí, tận dụng các thế mạnh về công nghệ để bảo đảm tính kinh tế, hợp lý, tiết kiệm trong đầu tư phát triển báo chí đối ngoại.
Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống báo chí đối ngoại với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dữ liệu phục vụ báo chí đối ngoại. Mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm đạt được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại./.
Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội ra Tuyên bố Abu Dhabi  (14/12/2016)
Gặp mặt Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam tại Campuchia  (14/12/2016)
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Thành ủy Đà Nẵng  (14/12/2016)
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương quán triệt Nghị quyết Trung ương 4  (14/12/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi thư chúc mừng Giáng sinh  (14/12/2016)
Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025  (14/12/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên