OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 1-2017
17:56, ngày 01-12-2016
Ngày 30-11, lần đầu tiên sau 8 năm, các nước OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ sau quá trình thương lượng được đánh giá là đầy khó khăn diễn ra tại Vienna, Áo. Theo đó, từ ngày 1-1-2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay. Kết quả trên đã đạt được sau khi Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Năng lượng Qatar và cũng là Chủ tịch OPEC, Mohammed al-Sada khẳng định đây là một bước tiến lớn và là thời khắc lịch sử, để giúp tái cân bằng thị trường và giảm sản lượng dư thừa. Theo ông, thỏa thuận mới sẽ giúp tăng tốc lạm phát toàn cầu lên mức "lành mạnh hơn", trong đó có Mỹ.
Theo tuyên bố của OPEC, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ ngày. Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày. Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Cũng theo thỏa thuận, Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận này và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC.
Cùng ngày, Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất không phải thành viên OPEC, tuyên bố sẵn sàng giảm 300.000 thùng/ngày vào năm sau để ủng hộ thỏa thuận của OPEC.
Ngay lập tức, các sàn giao dịch dầu mỏ giao sau thế giới đã có phản ứng tích cực. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1-2017 đã tăng hơn 8%, lên mức 50,36 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent tăng lên mức hơn 50 USD/thùng trong một tháng qua. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Còn tại New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tăng cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giới phân tích thận trọng cảnh báo dường như đây chỉ là những phản ứng trong ngắn hạn, bởi Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, có khả năng sẽ tăng sản lượng để tận dụng đà tăng của giá dầu./.
Theo tuyên bố của OPEC, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ ngày. Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày. Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Cũng theo thỏa thuận, Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận này và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC.
Cùng ngày, Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất không phải thành viên OPEC, tuyên bố sẵn sàng giảm 300.000 thùng/ngày vào năm sau để ủng hộ thỏa thuận của OPEC.
Ngay lập tức, các sàn giao dịch dầu mỏ giao sau thế giới đã có phản ứng tích cực. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1-2017 đã tăng hơn 8%, lên mức 50,36 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent tăng lên mức hơn 50 USD/thùng trong một tháng qua. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Còn tại New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tăng cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giới phân tích thận trọng cảnh báo dường như đây chỉ là những phản ứng trong ngắn hạn, bởi Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, có khả năng sẽ tăng sản lượng để tận dụng đà tăng của giá dầu./.
WEF: ASEAN là "thị trường mở cửa hơn" về thương mại so với EU và Mỹ  (01/12/2016)
Không ngừng vun đắp tình đoàn kết hữu nghị thắm thiết Việt Nam - Cuba  (01/12/2016)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thân mật tiếp đồng chí Phạm Minh Chính  (30/11/2016)
Chủ tịch nước: Doanh nghiệp phải bám sát giá trị Thương hiệu quốc gia  (30/11/2016)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam  (30/11/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên