Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều vào công việc chung quốc tế
Tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva của Thụy Sĩ ngày 21-11, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã có buổi gặp mặt ông Michael Moller, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva (UNOG) và trao Quốc thư tới Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong khuôn khổ buổi gặp, Đại sứ Dương Chí Dũng đã khẳng định lại chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam, bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc thời gian qua, đặc biệt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và sau sự kiện khánh thành Ngôi nhà Xanh Liên hợp quốc tại Hà Nội hồi tháng 5-2015.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn và tích cực của Tổng thư ký Ban Ki-moon trong việc thúc đẩy các chương trình nghị sự quan trọng của Liên hợp quốc cũng như đối với việc tăng cường quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam, đồng thời, chuyển lời mời thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến tân Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
Cùng ôn lại chặng đường gần 40 năm quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, Đại sứ Dương Chí Dũng khẳng định chủ trương coi trọng đối ngoại đa phương và sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các công việc chung của hệ thống Liên hợp quốc, như hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG); tích cực tham gia xây dựng và hiện đang triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG); có nhiều đóng góp trong nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an (2008-2009), thành viên Hội đồng Quản trị Tổ chức Lao động quốc tế (2011-2014) và thành viên Hội đồng Nhân quyền (2014-2016); hiện Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC, 2015-2017), Hội đồng điều hành Tổ chức Y tế thế giới (2015-2017); và chuyên gia của Việt Nam vừa trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017-2021)...
Trên cơ sở đó, Đại sứ bày tỏ cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các công việc của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva trong thời gian tới.
Đại sứ cũng chia sẻ hiện nay Việt Nam đang tái tranh cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Điều này càng thể hiện rõ hơn mong muốn của Việt Nam đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế với tư cách là một nước thành viên tích cực, có trách nhiệm, vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung.
Tổng Giám đốc UNOG Michael Moller đã chào mừng Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam đến nhận nhiệm sở tại một trong hai trung tâm ngoại giao đa phương năng động nhất, đồng thời bày tỏ hy vọng, dưới nhiệm kỳ của Đại sứ, Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp tại các diễn đàn về nhân quyền, giải trừ quân bị, nhân đạo, y tế, lao động, cũng như các hoạt động thúc đẩy đa dạng văn hóa trong khuôn khổ Liên hợp quốc tại Geneva.
Cũng nhân dịp này, Đại sứ Dương Chí Dũng thông báo năm 2017 tới là dịp kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, đồng thời bày tỏ sự cảm ơn đối với những hỗ trợ và hợp tác của UNOG trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn nữa giữa Phái đoàn Việt Nam và Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva trong thời gian tới để thúc đẩy, quảng bá hình ảnh một Việt Nam đổi mới, phát triển năng động tại Trụ sở Liên hợp quốc./.
Không ngừng vun đắp truyền thống quan hệ đặc biệt Việt-Lào  (22/11/2016)
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy  (22/11/2016)
Các thành viên APEC đặt kỳ vọng vào Năm APEC 2017 ở Việt Nam  (22/11/2016)
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển bền vững và thực chất  (22/11/2016)
Phấn đấu đưa Bạc Liêu phát triển, sánh vai cùng các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước  (22/11/2016)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân thời kỳ hội nhập quốc tế  (22/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên