Tập huấn nâng cao năng lực về REDD+ cho các cơ quan thông tấn, báo chí
TCCSĐT - Ngày 09-11-2016, tại Hải Phòng, Văn phòng REDD+ Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về REDD+ cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
Quang cảnh buổi tập huấn
Biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nét và tác động nặng nề đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay, qua nhiều hội nghị giữa các nước thành viên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, sáng kiến REDD+ được hình thành và trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là sáng kiến quốc tế mới về “giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng” tại các nước đang phát triển, dựa vào hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc tế.
Là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã quan tâm đến sáng kiến REDD+ từ rất sớm (năm 2009). Ở nước ta, một loạt chính sách, văn bản pháp luật, chương trình đã được xây dựng và triển khai thực hiện nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Cụ thể là, Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển rừng quốc gia năm 2006, Kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình chi trả cho dịch vụ môi trường. REDD+ chính là một giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của các chủ trương, chính sách này.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam, không giống những sáng kiến khác, REDD+ trong ngành lâm nghiệp là cơ chế thực hiện chi trả dựa trên kết quả thực hiện, trong đó các nước phát triển sẽ đền bù cho các nước đang phát triển về những nỗ lực giảm phát thải do suy thoái và mất rừng tại các quốc gia này.
Để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, Việt Nam đã thành lập mạng lưới REDD+ quốc gia (tháng 9-2009), thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về REDD+ và Văn phòng REDD+ Việt Nam (tháng 01-2011) và ban hành Chương trình Hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011 - 2020 (NRAP) tại Quyết định số 799/QĐ-TTg, ngày 27-6-2012, của Thủ tướng Chính phủ. Đây được coi là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, thời gian qua, cả nước đã có 7 tỉnh ban hành Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh là Điện Biên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Cà Mau, Thanh Hóa, Lào Cai và Hà Tĩnh. Dự kiến đến hết năm nay, số tỉnh công bố kế hoạch hành động REDD+ sẽ lên đến 16 tỉnh. Một trong những thành quả chính trong việc sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam là thành lập hệ thống giám sát rừng quốc gia.
Trong giai đoạn 2009 - 2014, Việt Nam có 44 dự án liên quan đến REDD+ được triển khai, với tổng lượng vốn cam kết là hơn 84,31 triệu USD, phần lớn tập trung vào các hoạt động hỗ trợ việc chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+. Trong đó, 24 dự án đã kết thúc với tổng số vốn cam kết thực hiện là 18,65 triệu USD; 20 dự án đang hoạt động, với tổng số vốn là 65,66 triệu USD. Tính đến hết năm 2014, các dự án đã giải ngân được 37,78 triệu USD, chiếm 44,8% tổng vốn cam kết. Đối với các dự án đã kết thúc, tỷ lệ giải ngân đạt 97,5%.
Tại buổi tập huấn, các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo một số cơ quan thông tấn, báo chí đã được cung cấp các thông tin tổng quan về biến đổi khí hậu và REDD+; giới thiệu về Chương trình Hành động quốc gia về REDD+ (NRAP); các nguyên tắc bảo đảm an toàn môi trường và xã hội (safeguards) và Hệ thống thông tin safeguards; dòng tài chính REDD+; thực hiện các bài tập nhóm,… và trao đổi, thảo luận một số kỹ năng khi truyền thông về biến đổi khí hậu và REDD+…/.
REDD+ là: Reduction (giảm), Emissions (phát thải), Deforestation (mất rừng), Forest Degradation (suy thoái rừng), + (bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý tài nguyên rừng bền vững, tăng cường trữ lượng các-bon rừng). |
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn  (10/11/2016)
Nga sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế  (10/11/2016)
Phản ứng của Việt Nam trước kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ  (10/11/2016)
Bế mạc Liên hoan thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ III  (10/11/2016)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc  (10/11/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên