“Tiền thu từ chống tội phạm cần để phục vụ công cuộc chống tội phạm”
PV: Thưa ông, tiền nào cũng là tiền của ngân sách nhà nước, kể cả tiền thu từ tham ô, tham nhũng cũng là của Nhà nước, vậy có sự khác nhau gì giữa tiền thu thuế và tiền thu lại từ hoạt động này?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì các khoản cho sung công quỹ thì đều vào ngân sách nhà nước, nhưng nhiều nước khác trên thế giới thì không làm và lấy tiền đó để nuôi bộ máy.
Đất nước không giàu nghèo gì chuyện ấy, không dùng tiền thu từ tham ô, tham nhũng để nuôi bộ máy hay đầu tư. Chúng ta phấn đấu một xã hội không tội phạm chứ không phải là phấn đấu để xã hội thu được nhiều tiền đó.
Tất cả các loại tiền có được từ hoạt động chống tội phạm là để phục vụ cho công cuộc chống tội phạm và để trang trải cho những rủi ro của cuộc đấu tranh chống tội phạm, đây là nguyên lý mà chúng ta cần phải làm.
PV: Nguồn tiền như ông nói có thể rất nhiều, trong khi đó, số lượng vụ án oan rất ít, như ông nói hàng chục năm mới có một vụ. Vậy quĩ đó quá nhiều?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Không phải quỹ này chỉ để phục vụ cho công tác bồi thường mà còn cần cả cho quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm, vì nhu cầu để đấu tranh chống tội phạm rất nhiều, thậm chí ngân sách còn phải bỏ ra, như mua phương tiện phục vụ cho cơ quan điều tra và Bộ Công an, còn chuyện bồi thường hoặc khắc phục rủi ro không nhiều lắm.
Ví dụ cơ quan điều tra, cảnh sát trưng dụng xe của dân đi truy bắt tội phạm gây móp méo, hỏng thì phải bồi thường cho họ và lấy từ nguồn của quỹ này.
PV: Có ý kiến cho rằng nếu lấy tiền như vậy thì cán bộ sẽ ỷ lại vì đã có tiền bồi thường?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Không phải chỉ có tiền, những cán bộ đã được phong các chức danh tư pháp đều có tự trọng của họ và họ có sĩ diện của mình, không phải chỉ có chuyện bồi thường tiền là quan trọng nhất mà còn công danh, sự nghiệp và kỷ luật, nhất là kỷ luật chuyên môn.
Phía Tòa án đang xây dựng quy chế về kỷ luật nội bộ theo tinh thần rất chặt, ví dụ mức nào đó sẽ không được phân án để làm tiếp hoặc mức khác thì không được tái bổ nhiệm và cao hơn nữa sẽ là tước lại chức danh tư pháp, thậm chí là kỷ luật.
PV: Có đại biểu đề nghị phía tòa chỉ đạo xem xét lại việc bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén, vậy ông có ý kiến thế nào?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Bây giờ chúng ta không nên so sánh vụ này với vụ kia mà việc cần làm là so sánh xác minh có làm đúng luật không? Tòa chỉ có thể tuân thủ pháp luật, dựa vào pháp luật còn nếu luật bất cập thì cần sửa đổi, bổ sung.
PV: Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã bồi thường xong rồi, đó cũng là tiền lệ để các vụ việc khác người ta nhìn vào. Vậy quan điểm của ông cho việc xử lý vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận thế nào?
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Quan trọng nhất là luật có đúng hay không và có tuân thủ pháp luật hay không, còn khi không thương lượng được phải ra tòa thì không có cách nào khác là tòa phải dựa vào luật.
Tòa án sẽ không dựa vào vụ nọ để xử vụ kia, như vậy sẽ tạo ra tiền lệ và không có điểm dừng.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Quốc hội nghe báo cáo về phòng, chống tham nhũng và tội phạm  (28/10/2016)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương  (28/10/2016)
Chủ tịch nước trao tặng huân chương cho Học viện Kỹ thuật Quân sự  (28/10/2016)
Cơ quan nào gây oan sai phải chịu trách nhiệm bồi thường  (28/10/2016)
Tổng Bí thư Lào tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam  (28/10/2016)
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hội kiến Tổng Thư ký Liên hợp quốc  (28/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên