Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 khóa X
Các đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết và Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết chủ trì hội nghị.
Tại Hội nghị, qua phát biểu thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X; đồng thời bổ sung, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để hoàn thiện dự thảo Đề án. Các đại biểu cũng kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số chủ trương, giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nghị quyết Trung ương 3, khóa X góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí
Theo dự thảo Đề án, sau 10 năm thực hiện các chủ trương, giải pháp theo Nghị quyết Trung ương 3, khóa X và Kết luận Hội nghị Trung ương 5, khóa XI, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Từ những cố gắng trên, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng đã có tác dụng cảnh báo, răn đe, phòng ngừa; góp phần hiệu quả kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí.
Những kết quả đó thể hiện quyết tâm cũng như khả năng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kết quả này cũng khẳng định những chủ trương, giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3, khóa X, Kết luận Hội nghị Trung ương 5, khóa XI là cơ bản đúng đắn, phù hợp.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X, Kết luận Hội nghị Trung ương 5, khóa XI nói riêng trong những năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu, mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Tình trạng sách nhiễu, “tham nhũng vặt” trong khu vực công còn nhiều.
Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội. Tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta; vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay...
Dự thảo Đề án nêu rõ, 10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Công tác thanh tra đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.
Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ/7.789 bị can; Viện Kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ/6.480 bị can; Tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án/5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết Trung ương 3, khóa X
Tại Hội nghị, các ý kiến phát biểu cũng đã cơ bản đồng tình với nhiệm vụ và giải pháp thời gian của dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
Theo đó, thời gian tới, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu phải coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; gắn công tác này với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức cơ sở Đảng. Nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bí thư cấp ủy và người đứng đầu chính quyền các cấp phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ngay trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các cơ quan truyền thông cần đăng tin, bài, định hướng đúng đắn dư luận xã hội về phòng, chống tham nhũng; khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài liên quan đến sự phát triển bền vững của đất nước và sự tồn vong của chế độ.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã thể hiện đầy đủ, xuyên suốt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong thời gian tới , đồng chí Trương Hòa Bình lưy ý các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cần thực hiện tốt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của Đảng và Nhà nước; trong đó cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”.
Các cấp, các ngành đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm xóa bỏ cơ chế “xin - cho” - những điều kiện làm nảy sinh tham nhũng; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, trong đó cần đấu tranh chống lại xu hướng “lợi ích cục bộ”, “lợi ích nhóm”.
Các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần “không có vùng cấm”; đồng thời xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện; nghiên cứu xây dựng mô hình chuyên trách phòng, chống tham nhũng.../.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Thông tấn xã Prensa Latina của Cuba  (27/10/2016)
Tạp chí Lý luận chính trị: 40 năm xây dựng và phát triển  (27/10/2016)
Tạp chí Lý luận chính trị: 40 năm xây dựng và phát triển  (27/10/2016)
Toàn văn tuyên bố chung Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Myanmar  (27/10/2016)
"Quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar sẽ ngày càng phát triển hiệu quả"  (27/10/2016)
Mô hình bác sĩ gia đình: Kỳ vọng và nút thắt cần tháo gỡ  (27/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên