Ngày mai, hơn một triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009
TCCSĐT - Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm học 2008-2009 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-6-2009, trên toàn quốc với nhiều điểm mới trong tổ chức kỳ thi. Đây sẽ là tiền đề quan trọng trong lộ trình đổi mới, tiến tới chỉ một kỳ thi THPT quốc gia.
Những điều TS tuyệt đối tránh: - Mang vào phòng thi tài liệu, các vật dụng bị cấm từ lúc bắt đầu phát đề đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); chuyển giấy nháp cho TS khác hoặc nhận giấy nháp của TS khác; cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài) bị phát hiện. Nếu vi phạm một trong các khuyết điểm trên sẽ bị đình chỉ thi và hủy kết quả của cả kỳ thi. - Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các HĐCT, hội đồng chấm, phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ. Nếu vi phạm một trong các khuyết điểm trên sẽ bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 - 2 năm. Lịch thi:
Học sinh học chương trình THPT thi sáu môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý, trong đó, các môn: ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; riêng môn ngoại ngữ thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng : tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật. Những thí sinh học ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn lịch sử.
Học sinh các trung tâm giáo dục thường xuyên thi sáu môn: ngữ văn, toán, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý; trong đó các môn: vật lý, hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
Ba vấn đề mới được đặt lên hàng đầu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009: thứ nhất, tổ chức kỳ thi theo cụm trường; thực hiện quy trình coi thi nghiêm túc đúng quy chế; tăng cường giám thị và lực lượng thanh tra của Bộ huy động từ các trường đại học; điều chỉnh chức năng của giám thị ngoài hành lang...Thứ hai, in sao đề thi phải bảo đảm cách ly ba vòng, bảo mật tuyệt đối. Thứ ba, tổ chức đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh để chấm; cả nước sẽ có 19 khu vực chấm thi chéo, bảo đảm cự ly tương đối gần và giao thông thuận tiện giữa các điểm.
Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến cả nước có khoảng 1,135 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Trong số 3.183 trường phổ thông có học sinh lớp 12, có 2.624 trường tham gia thi theo cụm gồm 3 trường trở lên, chiếm 82,4% số trường; có 398 trường tham gia thi theo cụm gồm 2 trường, chiếm 12,5% số trường; chỉ có 161 trường thi riêng, chiếm 5,1%. Đây là những trường ở một số địa phương có khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
Các địa phương trong cả nước đang tích cực chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực để tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc đánh giá đúng chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đây là một kỳ thi có ý nghĩa quan trọng, áp dụng cao nhất những giải pháp đổi mới lộ trình thi, chuẩn bị tiền đề tiến tới một kỳ thi THPT quốc gia trong những năm tới.
Quản lý đất đai: Một nội dung của phiên họp Chính phủ sắp tới  (01/06/2009)
Chung quanh việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở  (01/06/2009)
Tuần làm việc thứ ba, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (01/06/2009)
Đã xuất hiện ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam  (01/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay