Thủ tướng thăm Khu học xá Trung ương và mô hình nông nghiệp công nghệ cao Trung Quốc
Đầu những năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ta gần đi đến thắng lợi, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Đảng và Nhà nước lúc này là sớm đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực giỏi để phục vụ cho nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông để Việt Nam xây dựng một trường đào tạo cán bộ cách mạng tại khu vực ngoại thành thành phố Nam Ninh, Quảng Tây. Đề nghị này đã được phía Trung Quốc chấp thuận.
Từ đó, Khu học xá Trung ương được thành lập năm 1951, còn được gọi là Trường Dục Tài Nam Ninh (Quảng Tây). Học sinh trường Dục Tài khi đó là các cán bộ, thanh niên từ khắp nơi trong nước gửi sang, do Việt Nam trực tiếp quản lý và đào tạo, phía Trung Quốc giúp đỡ về cố vấn và công tác hậu cần. Nhà trường lần lượt thành lập 7 phân hiệu gồm trường khoa học cơ sở cao đẳng, trường sư phạm cao cấp, trường sư phạm khoa học tự nhiên trung cấp, trường sư phạm khoa học xã hội trung cấp, trường sư phạm sơ cấp… và các trường phổ thông khác như trường trung học, tiểu học và mẫu giáo, từng bước xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến đại học. Lớp học sinh Việt Nam đầu tiên gửi sang gồm 257 người, trong đó có 101 cán bộ cách mạng.
Năm 1954, trường chuyển về khu mới (nay là khu Tây của trường Đại học Quảng Tây). Cho đến tháng 9-1957 thì chuyển toàn bộ về Việt Nam. Trong thời gian tồn tại, trường Dục Tài đã đào tạo khoảng 7.000 cán bộ, giáo viên và học sinh, trong đó nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo, cán bộ ngoại giao, nhà kinh tế, nhà khoa học, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn có tên tuổi của đất nước.
Tháng 11-1963, để tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giáo viên trường Dục Tài Nam Ninh trong thời kỳ trước đây, Chính phủ Việt Nam quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động cho những cán bộ, giáo viên Hán ngữ tiêu biểu của trường.
* Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tới thăm Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên - một mô hình nông nghiệp hiệu quả cao tại Quảng Tây.
Khu nông nghiệp này do Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây sáng lập vào tháng 3-1999, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và quảng bá nông nghiệp công nghệ cao hiện đại và lớn nhất thành phố Nam Ninh.
Sau gần 20 năm phát triển, đến nay Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên đã trở thành địa điểm tham quan du lịch sinh thái nổi tiếng, là cơ sở trồng thí điểm các loại cây nông nghiệp, cây hữu cơ điển hình của cả nước Trung Quốc với đặc trưng nổi bật phong phú về giống, đầu tư ít, chất lượng tốt, sản lượng cao, hàm lượng công nghệ lớn và mang đặc trưng của vùng. Đây còn là cơ sở phổ cập kiến nghiệp cho học sinh, sinh viên của Quảng Tây.
Với diện tích hơn 100.000 m2, cơ sở nông nghiệp này được Công ty Công nghệ nông nghiệp Bát Quế Quảng Tây đầu tư hơn 40 triệu nhân dân tệ xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu thí điểm về nông nghiệp như trung tâm nghiên cứu các loại cây trồng mới, trung tâm ứng dụng công nghệ mới, trung tâm quảng bá sản phẩm. Đến nay đã lai tạo được hơn 6.000 giống cây nông nghiệp (lúa, mía, rau, hoa quả…), tuyển chọn lai tạo hơn 320 loại phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của hơn 60 huyện ở Quảng Tây.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư xây dựng các khu tham quan, khu vui chơi hái quả… Đến nay, Khu Nông nghiệp công nghệ cao Bát Quế Điền Viên còn là cửa ngõ quốc tế giới thiệu mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện đại của Trung Quốc./.
Khoa học phải vì “đại nghĩa mà làm”  (11/09/2016)
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cam kết cải thiện quan hệ với ASEAN  (11/09/2016)
Công điện về việc chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới  (11/09/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Vientiane đẩy mạnh hợp tác  (11/09/2016)
Mang văn hóa đặc sắc của Việt Nam đến với người dân Ireland  (11/09/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên