Khai mạc diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ 2
15:48, ngày 02-09-2016
Tại Liên bang Nga, ngày 2-9, Diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông lần thứ 2 (EEF) đã chính thức khai mạc tại thành phố cảng Vladivostok của Liên bang Nga và kéo dài đến hết ngày 3-9.
Diễn đàn được tổ chức theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tham dự Diễn đàn lần này có khoảng 2.500 đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Singapore, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Đoàn đại biểu Việt Nam là các đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok.
Tổng thống Putin đã gửi đến Lễ khai mạc lời chào mừng, nhấn mạnh rằng “Chương trình phong phú của Diễn đàn nhằm giới thiệu một cách chi tiết nhất để các nhà đầu tư nắm bắt được tiềm năng phong phú của vùng Viễn Đông Nga, với những điều kiện thuận lợi dành cho các nhà đầu tư”.
Về phần mình, phát biểu tuyên bố khai mạc Diễn đàn, Đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga ở vùng Viễn Đông, Phó Thủ tướng Yuri Trutnev cho biết Viễn Đông là phần lãnh thổ khá độc đáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và rừng.
Không chỉ có vậy, chính quyền vùng Viễn Đông cũng đang nỗ lực để xây dựng mô hình cạnh tranh với ưu đãi về thuế suất và các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư.
Trong khuôn khổ Diễn đàn năm nay sẽ diễn ra 52 phiên họp và 5 cuộc đối thoại doanh nghiệp liên quốc gia giữa Nga với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Đức.
Nội dung của các phiên họp khá đa dạng, thảo luận về các cơ hội đầu tư, cơ chế và công cụ hỗ trợ kinh doanh - thương mại, giới thiệu về cơ sở hạ tầng, các dự án năng lượng và tiềm năng của vùng Viễn Đông Nga trong các lĩnh vực đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, kinh tế tri thức và xã hội tri thức, giáo dục và đào tạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nền sản xuất và công nghệ hiện đại, lâm nghiệp, cũng như các vấn đề về trao đổi văn hóa và đảm bảo an ninh…
Diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông diễn ra lần đầu tiên vào năm 2015, nằm trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga trong bối cảnh bị các quốc gia phương Tây cấm vận, cô lập về kinh tế.
Trong lần đầu tiên tổ chức ghi nhận hơn 80 thỏa thuận hợp tác được ký kết với trị giá lên tới khoảng 1300 tỷ rúp, tương đương với khoảng hơn 20 tỷ USD.
Và theo Ban tổ chức, tại Diễn đàn lần thứ 2 năm nay, Nga giới thiệu đến các đại biểu tham dự 111 dự án tiêu biểu với tổng trị giá lên tới 2200 tỷ rúp, tương đương với khoảng 40 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế Nga, EEF lần thứ 2 sẽ tiếp tục khẳng định thị trường Nga là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ngày mai, 3-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu tại Phiên toàn thể của Diễn đàn, cũng như có các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye./.
Tham dự Diễn đàn lần này có khoảng 2.500 đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Singapore, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Đoàn đại biểu Việt Nam là các đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok.
Tổng thống Putin đã gửi đến Lễ khai mạc lời chào mừng, nhấn mạnh rằng “Chương trình phong phú của Diễn đàn nhằm giới thiệu một cách chi tiết nhất để các nhà đầu tư nắm bắt được tiềm năng phong phú của vùng Viễn Đông Nga, với những điều kiện thuận lợi dành cho các nhà đầu tư”.
Về phần mình, phát biểu tuyên bố khai mạc Diễn đàn, Đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga ở vùng Viễn Đông, Phó Thủ tướng Yuri Trutnev cho biết Viễn Đông là phần lãnh thổ khá độc đáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và rừng.
Không chỉ có vậy, chính quyền vùng Viễn Đông cũng đang nỗ lực để xây dựng mô hình cạnh tranh với ưu đãi về thuế suất và các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư.
Trong khuôn khổ Diễn đàn năm nay sẽ diễn ra 52 phiên họp và 5 cuộc đối thoại doanh nghiệp liên quốc gia giữa Nga với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Đức.
Nội dung của các phiên họp khá đa dạng, thảo luận về các cơ hội đầu tư, cơ chế và công cụ hỗ trợ kinh doanh - thương mại, giới thiệu về cơ sở hạ tầng, các dự án năng lượng và tiềm năng của vùng Viễn Đông Nga trong các lĩnh vực đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, kinh tế tri thức và xã hội tri thức, giáo dục và đào tạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nền sản xuất và công nghệ hiện đại, lâm nghiệp, cũng như các vấn đề về trao đổi văn hóa và đảm bảo an ninh…
Diễn đàn kinh tế quốc tế Phương Đông diễn ra lần đầu tiên vào năm 2015, nằm trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga trong bối cảnh bị các quốc gia phương Tây cấm vận, cô lập về kinh tế.
Trong lần đầu tiên tổ chức ghi nhận hơn 80 thỏa thuận hợp tác được ký kết với trị giá lên tới khoảng 1300 tỷ rúp, tương đương với khoảng hơn 20 tỷ USD.
Và theo Ban tổ chức, tại Diễn đàn lần thứ 2 năm nay, Nga giới thiệu đến các đại biểu tham dự 111 dự án tiêu biểu với tổng trị giá lên tới 2200 tỷ rúp, tương đương với khoảng 40 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế Nga, EEF lần thứ 2 sẽ tiếp tục khẳng định thị trường Nga là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ngày mai, 3-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu tại Phiên toàn thể của Diễn đàn, cũng như có các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye./.
Lào công bố các nội dung thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29  (02/09/2016)
Quan hệ chiến lược Ấn Độ - ASEAN - Việt Nam hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tầm nhìn đến năm 2030  (02/09/2016)
Sao Độc lập: Tái hiện, ngợi ca cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta suốt 71 năm  (02/09/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 22-8 đến 28-8-2016)  (02/09/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 22-8 đến 28-8-2016)  (02/09/2016)
Thủ tướng yêu cầu bố trí nhân sự Phó Giám đốc Sở đúng quy định  (01/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên