Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sắp thăm chính thức Việt Nam
22:19, ngày 30-08-2016
Ngày 30-8-2016, tại buổi họp báo do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức, Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish cho biết Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam từ ngày 02 đến ngày 03-9-2016 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là chuyến thăm chính thức song phương đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong 15 năm qua.
Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm quan trọng của mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ. Năm 2017, Việt Nam và Ấn Độ sẽ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Theo Đại sứ Parvathaneni Harish, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị, thân thiết, truyền thống; được thể hiện ở sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Narendra Modi sẽ tọa đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thủ tướng Narendra Modi cũng sẽ tới thăm chùa Quán Sứ theo lời mời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cũng theo Đại sứ Parvathaneni Harish, phía Ấn Độ hy vọng trong chuyến thăm này sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương được ký kết với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực truyền thống của hai nước như khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
Cùng ngày, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã khởi động hệ thống phát điện từ năng lượng Mặt Trời trên mái nhà và kết nối với lưới điện chung. Lượng điện được tạo ra sẽ tự động được truyền vào lưới điện của tòa nhà văn phòng để sử dụng. Điện Mặt Trời không sử dụng hết sẽ được tải lên lưới điện.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội là cơ quan ngoại giao của Ấn Độ đầu tiên hướng đến bảo vệ môi trường với hệ thống năng lượng Mặt Trời nối với lưới điện. Hệ thống này dự kiến mỗi năm sẽ phát khoảng 3.600 đơn vị năng lượng sạch và xanh, giảm 32 tấn CO2, cứu khoảng 162 cây xanh.
Đại sứ Parvathaneni Harish cho biết mô hình Đại sứ quán xanh là chỉ thị của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với tất cả các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Đây cũng là đóng góp nhỏ của Đại sứ quán Ấn Độ trên hành trình phát triển bền vững của Việt Nam./.
Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm quan trọng của mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ. Năm 2017, Việt Nam và Ấn Độ sẽ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Theo Đại sứ Parvathaneni Harish, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị, thân thiết, truyền thống; được thể hiện ở sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Narendra Modi sẽ tọa đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thủ tướng Narendra Modi cũng sẽ tới thăm chùa Quán Sứ theo lời mời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cũng theo Đại sứ Parvathaneni Harish, phía Ấn Độ hy vọng trong chuyến thăm này sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương được ký kết với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực truyền thống của hai nước như khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
Cùng ngày, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã khởi động hệ thống phát điện từ năng lượng Mặt Trời trên mái nhà và kết nối với lưới điện chung. Lượng điện được tạo ra sẽ tự động được truyền vào lưới điện của tòa nhà văn phòng để sử dụng. Điện Mặt Trời không sử dụng hết sẽ được tải lên lưới điện.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội là cơ quan ngoại giao của Ấn Độ đầu tiên hướng đến bảo vệ môi trường với hệ thống năng lượng Mặt Trời nối với lưới điện. Hệ thống này dự kiến mỗi năm sẽ phát khoảng 3.600 đơn vị năng lượng sạch và xanh, giảm 32 tấn CO2, cứu khoảng 162 cây xanh.
Đại sứ Parvathaneni Harish cho biết mô hình Đại sứ quán xanh là chỉ thị của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với tất cả các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Đây cũng là đóng góp nhỏ của Đại sứ quán Ấn Độ trên hành trình phát triển bền vững của Việt Nam./.
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên