IMF cam kết hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam
22:17, ngày 30-08-2016
Chiều 30-8-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự giúp đỡ hiệu quả, thiết thực của IMF đối với quá trình ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực cải cách tài chính-ngân hàng, quản lý nợ công, cải cách doanh nghiệp nhà nước...; đồng thời bày tỏ hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của IMF trong hỗ trợ tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thời gian tới.
Thủ tướng cho biết từ đầu năm đến nay, Việt Nam phải hứng chịu thiên tai khắc nghiệt, tác động mạnh đến tăng trưởng nông nghiệp; cộng với kinh tế toàn cầu bất ổn dẫn đến kinh tế trong nước khó khăn, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Đồng tình và đánh giá cao những nhận định về kinh tế Việt Nam của IMF, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư làm ăn thuận lợi ở Việt Nam; bảo đảm sự minh bạch trong quá trình cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường…
Về phần mình, ông Jonathan Dunn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân phát triển thời gian qua. Ông cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của IMF trong việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan Việt Nam đưa ra những khuyến nghị về chính sách vĩ mô, giúp Chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế đúng mục tiêu và định hướng./.
Thủ tướng cho biết từ đầu năm đến nay, Việt Nam phải hứng chịu thiên tai khắc nghiệt, tác động mạnh đến tăng trưởng nông nghiệp; cộng với kinh tế toàn cầu bất ổn dẫn đến kinh tế trong nước khó khăn, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Đồng tình và đánh giá cao những nhận định về kinh tế Việt Nam của IMF, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư làm ăn thuận lợi ở Việt Nam; bảo đảm sự minh bạch trong quá trình cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường…
Về phần mình, ông Jonathan Dunn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân phát triển thời gian qua. Ông cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của IMF trong việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan Việt Nam đưa ra những khuyến nghị về chính sách vĩ mô, giúp Chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế đúng mục tiêu và định hướng./.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay