Thủ tướng lưu ý Quảng Ngãi chú trọng đầu tư kinh tế nông nghiệp
Tiếp tục chuyến công tác tại miền Trung, chiều tối 09-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi - tỉnh duyên hải miền Trung với bờ biển dài 144km và nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như của đất nước.
Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2016, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt gần 9.000 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư khoảng 42%.
Mặc dù có gần 5.500 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế, nhưng chỉ có khoảng gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế của Quảng Ngãi lệ thuộc rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất với 82% tỷ trọng GDP trong tỉnh.
Đối với huyện đảo Lý Sơn, tình hình kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh có bước phát triển ổn định và tăng trưởng khá.
Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 hơn 900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 16,7%, trong đó, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện.
Thu nhập bình quân của người dân trong huyện tính đến hết năm 2015 là 21 triệu đồng/người/năm.
Xác định kinh tế thủy sản là mũi nhọn, Lý Sơn đã hình thành đội tàu 417 chiếc với các loại công suất khác nhau phục vụ hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản.
Lý Sơn cũng đang đẩy mạnh phát triển du lịch, một lĩnh vực có tiềm năng. Riêng nửa đầu năm nay đã có 115.000 lượt khách, trong đó có 431 lượt khách du lịch tới Lý Sơn.
Ngoài các cơ sở lưu trú, khách sạn, Lý Sơn khuyến khích các hình thức cộng đồng làm du lịch tại gia.
Góp ý với lãnh đạo Quảng Ngãi, đại diện các Bộ, ngành nhận định, mặc dù có nhiều khu kinh tế công nghiệp hoạt động trên địa bàn nhưng xét về bản chất, Quảng Ngãi vẫn là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn.
Thu nhập bình quân đầu người ở Quảng Ngãi tuy ở mức cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng phần lớn tập trung vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chính vì vậy, tỉnh cần có những bước đi chủ động để phòng những biến động lớn về giá dầu, dẫn đến thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, từ đó, tác động đến thu nhập của người dân.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Quảng Ngãi là mảnh đất Anh hùng, giàu truyền thống cách mạng và Quảng Ngãi cũng là địa phương có thế mạnh lớn để phát triển kinh tế biển và kinh tế khu công nghiệp.
Ghi nhận tỉnh đã từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chú trọng nhiều hơn đến phát triển doanh nghiệp và bước đầu chủ động trong quản lý Nhà nước, điều hành kinh tế - xã hội, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tiềm năng, dư địa phát triển của tỉnh trong tương lai và mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Ngãi tiếp tục duy trì tình đoàn kết, gắn bó, thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển.
Phân tích những hạn chế, tồn tại mà Quảng Ngãi cần khắc phục, Thủ tướng cho rằng tỉnh chưa thực sự có những bước phát triển mang tính đột phá; nhất là ngành nông nghiệp chậm chuyển đổi cơ cấu, nguồn thu trên địa bàn thấp, nhiều chỉ tiêu giảm so với năm 2015; xây dựng nông thôn mới đạt thấp; tỷ lệ nghèo còn cao, nhất là khu vực miền núi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những nội dung cơ bản của kinh tế nông thôn ở Quảng Ngãi, dù không chiếm tỷ lệ cao trong GDP nhưng vẫn cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư, phát triển để nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tiếp tục giải quyết tốt mô hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và phát triển dịch vụ phù hợp với quy luật thị trường.
Tỉnh phải rà soát lại các chủ trương, biện pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 thực hiện tốt các Nghị quyết 01, 19 và 35 của Chính phủ trên cơ sở bám sát chỉ tiêu của Hội đồng Nhân dân tỉnh đã đề ra.
Thủ tướng gợi ý Quảng Ngãi tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông.
Trong đầu tư, cần lựa chọn hạng mục, lĩnh vực, khu vực đầu tư có thể đem lại lợi ích lớn nhất cho người dân đi đôi với xã hội hóa các nguồn lực đầu tư; coi trọng tái cơ cấu; chú trọng đến nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Quảng Ngãi cần làm gương trong việc đóng cửa khai thác rừng tự nhiên - Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị tỉnh xây dựng, hoàn thiện đầu mối, hệ thống chính quyền năng động, sáng tạo, quyết liệt trong hành động, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Đặc biệt, tỉnh phải chú ý làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho đối tượng chính sách, người có công và người nghèo; không để đồng bào bị đứt bữa, thiếu ăn, nhất là khu vực miền Tây Quảng Ngãi.
Làm tốt công tác chăm lo, hỗ trợ ngư dân hành nghề đánh bắt, khai thác thủy hải sản, để người dân yên tâm hành nghề, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cũng xem xét, giải quyết các kiến nghị của tỉnh trên tinh thần rà lại quy mô các công trình, dự án đề xuất; đa dạng hóa nguồn lực để có thể triển khai dự án.
Nhân dịp về thăm Quảng Ngãi, chiều cùng ngày, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, động viên Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
Việc xây dựng thành công và đưa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đơn vị quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lọc-Hóa Dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế thế giới bất ổn dẫn đến giá dầu thô và sản phẩm dầu diễn biến khó lường, song Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn đạt nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Từ khi vận hành đến nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất được 41,37 triệu tấn sản phẩm các loại; tiêu thụ 41,18 triệu tấn; nộp ngân sách Nhà nước đạt 130.180 tỷ đồng.
Bảy tháng đầu năm 2016, Nhà máy vẫn vận hành an toàn, ổn định, sản lượng đạt 3,99 triệu tấn (vượt 17% kế hoạch 7 tháng và đạt 68% kế hoạch năm), nộp ngân sách 6.900 tỷ đồng.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong bối cảnh diễn biến bất lợi của thị trường và giá dầu thế giới, nhất là thời gian từ đầu năm 2016 đến nay.
Thủ tướng cho rằng, kết quả này đóng góp quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; coi đây là một bông hoa đẹp của ngành dầu khí quốc gia Việt Nam đóng góp vào thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng cũng ghi nhận những kết quả tốt trong mô hình quản trị nhà máy; mong muốn Ban Lãnh đạo Công ty BSR duy trì và phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục quản lý, vận hành tốt Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; đồng thời thực hiện tốt các chế độ chính sách, đãi ngộ đối với tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân người lao động Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Thủ tướng cũng hy vọng và tin tưởng với nỗ lực phấn đấu không ngừng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tiếp tục đạt được kết quả tốt hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của cả nước năm 2016 và những năm tiếp theo.
Thủ tướng cũng đã tới thăm mô hình thử nghiệm nhà bán trú bằng container do Công ty cổ phần xã hội H.E.L.P thực hiện thí điểm, nhằm triển khai cho các huyện miền núi trong tỉnh.
Đây là mô hình được xây dựng góp phần giải quyết tình trạng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi bỏ học do khoảng cách xa, đi lại khó khăn từ nhà đến trường.
Dự án được thiết kế để thay thế những lều ở trọ dựng tạm quanh khu vực trường làm nơi ăn nghỉ, học chữ của các em. Qua thời gian trưng bày, mô hình nhà bán trú bằng container đã nhận được nhiều sự tán thành, đồng thuận của người dân trong tỉnh./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố  (09/08/2016)
Đại sứ quán Việt Nam chủ trì lễ kỷ niệm Ngày ASEAN ở Argentina  (09/08/2016)
Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan  (09/08/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao  (09/08/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm