Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam là tác giả
22:56, ngày 03-07-2016
Tại Thụy Sĩ, trong hai ngày 30-6 đến 01-7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 34 nghị quyết, trong đó có dự thảo nghị quyết về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu do Việt Nam là tác giả.
Sáng kiến về quyền trẻ em và biến đổi khí hậu đã từng được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giới thiệu vào ngày khai mạc khóa họp 13-6.
Trải qua nhiều vòng tham vấn kéo dài trong 3 tuần, Việt Nam và các nước đồng tác giả là Philippines và Bangladesh đã tiếp thu nhiều ý kiến ủng hộ và đóng góp nội dung tích cực của nhiều nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới nghiên cứu quốc tế.
Trong quá trình đó, Việt Nam khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây hậu quả nghiệm trọng lên việc thụ hưởng các quyền con người, trong đó có quyền được sống, quyền có lương thực, quyền được chăm sóc y tế, quyền nhà ở, quyền phát triển.
Những nhóm xã hội yếu thế, nhất là trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật có nguy cơ cao bị đói nghèo, thậm chí mạng sống cũng bị đe dọa.
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu, mà tiêu biểu là nạn xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán bất thường... ngày càng gây tác hại khôn lường, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người dân mỗi năm, phá hủy nhà cửa, trường học, các công trình hạ tầng nhằm phục vụ đời sống của người dân, nhất là của trẻ em.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu không chỉ thách thức an ninh lương thực của riêng Việt Nam, mà còn của rất nhiều nước nhập khẩu lương thực từ Việt Nam.
Trên cơ sở sáng kiến và đóng góp chủ động, trách nhiệm của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân đã đồng thuận thông qua nghị quyết với nội dung chính khẳng định quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với mối quan hệ giữa quyền trẻ em và biến đổi khí hậu, tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về chủ đề này tại Khóa 34 Hội đồng Nhân dân (tháng 3-2017) cũng như yêu cầu các cơ quan Liên hợp quốc thực hiện các nghiên cứu về chủ đề này.
Ngoài 3 nước tác giả, gần 100 nước cũng đăng ký bảo trợ nghị quyết này.
Với quan tâm và cam kết của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời khẳng định vai trò của Việt Nam trong năm hoàn thành nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân dân 2014-2016, đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp vào các thảo luận thường niên, thảo luận chuyên đề và đối thoại với các cơ chế, thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, và thành viên đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách đồng điều phối viên ASEAN năm 2016.
Việt Nam đã chủ động tham gia vào các vòng thương lượng các dự thảo nghị quyết trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, đề cao luật pháp, công lý quốc tế quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của từng quốc gia, khu vực, và bỏ phiếu các dự thảo nghị quyết dựa theo nguyên tắc đó.
Tại khóa họp này, Việt Nam cũng đồng bảo trợ 5 nghị quyết về thanh niên và nhân quyền, quyền giáo dục, quyền lương thực, quyền hòa bình, đoàn kết quốc tế.
Khóa họp cũng đã thông qua 25 nghị quyết khác liên quan đến nhiều vấn đề thuộc quyền con người.
Dự kiến, Khóa họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng Nhân dân sẽ được tổ chức vào tháng Chín tới tại Geneva, Thụy Sĩ, đánh dấu việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Hội đồng Nhân dân 2014-2016 với tư cách một thành viên chủ động, có trách nhiệm, được đánh giá cao, có sáng kiến và đóng góp tích cực cho công việc của cơ quan quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc./.
Trải qua nhiều vòng tham vấn kéo dài trong 3 tuần, Việt Nam và các nước đồng tác giả là Philippines và Bangladesh đã tiếp thu nhiều ý kiến ủng hộ và đóng góp nội dung tích cực của nhiều nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới nghiên cứu quốc tế.
Trong quá trình đó, Việt Nam khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây hậu quả nghiệm trọng lên việc thụ hưởng các quyền con người, trong đó có quyền được sống, quyền có lương thực, quyền được chăm sóc y tế, quyền nhà ở, quyền phát triển.
Những nhóm xã hội yếu thế, nhất là trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật có nguy cơ cao bị đói nghèo, thậm chí mạng sống cũng bị đe dọa.
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu, mà tiêu biểu là nạn xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán bất thường... ngày càng gây tác hại khôn lường, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người dân mỗi năm, phá hủy nhà cửa, trường học, các công trình hạ tầng nhằm phục vụ đời sống của người dân, nhất là của trẻ em.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu không chỉ thách thức an ninh lương thực của riêng Việt Nam, mà còn của rất nhiều nước nhập khẩu lương thực từ Việt Nam.
Trên cơ sở sáng kiến và đóng góp chủ động, trách nhiệm của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân đã đồng thuận thông qua nghị quyết với nội dung chính khẳng định quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với mối quan hệ giữa quyền trẻ em và biến đổi khí hậu, tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về chủ đề này tại Khóa 34 Hội đồng Nhân dân (tháng 3-2017) cũng như yêu cầu các cơ quan Liên hợp quốc thực hiện các nghiên cứu về chủ đề này.
Ngoài 3 nước tác giả, gần 100 nước cũng đăng ký bảo trợ nghị quyết này.
Với quan tâm và cam kết của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời khẳng định vai trò của Việt Nam trong năm hoàn thành nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân dân 2014-2016, đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp vào các thảo luận thường niên, thảo luận chuyên đề và đối thoại với các cơ chế, thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, và thành viên đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách đồng điều phối viên ASEAN năm 2016.
Việt Nam đã chủ động tham gia vào các vòng thương lượng các dự thảo nghị quyết trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, đề cao luật pháp, công lý quốc tế quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của từng quốc gia, khu vực, và bỏ phiếu các dự thảo nghị quyết dựa theo nguyên tắc đó.
Tại khóa họp này, Việt Nam cũng đồng bảo trợ 5 nghị quyết về thanh niên và nhân quyền, quyền giáo dục, quyền lương thực, quyền hòa bình, đoàn kết quốc tế.
Khóa họp cũng đã thông qua 25 nghị quyết khác liên quan đến nhiều vấn đề thuộc quyền con người.
Dự kiến, Khóa họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng Nhân dân sẽ được tổ chức vào tháng Chín tới tại Geneva, Thụy Sĩ, đánh dấu việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Hội đồng Nhân dân 2014-2016 với tư cách một thành viên chủ động, có trách nhiệm, được đánh giá cao, có sáng kiến và đóng góp tích cực cho công việc của cơ quan quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc./.
Quyết tâm xây dựng và phát triển xứng đáng với tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố anh hùng  (03/07/2016)
Hải Dương cần phát huy thế mạnh địa phương Vùng Thủ đô  (02/07/2016)
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và bang Virginia của Hoa Kỳ  (02/07/2016)
Lập tổ công tác đặc biệt đẩy nhanh việc phá dỡ tòa 8B Lê Trực  (02/07/2016)
Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hà Nam bầu các chức danh chủ chốt  (02/07/2016)
Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hà Nam bầu các chức danh chủ chốt  (02/07/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay