Hàn Quốc đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD
22:57, ngày 01-07-2016
Sáu tháng đầu năm, Hàn Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD và chiếm 35,37% tổng vốn đầu tư.
Tại Báo cáo công bố từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ, trong sáu tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% và giải ngân được 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, cả nước có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư nước ngoài, đứng sau Hàn Quốc là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 1,229 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Kế tiếp, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Cụ thể, vốn đầu tư nước ngoài chú trọng vào 19 ngành, lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu và thu hút được 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, giá trị 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong sáu tháng.
Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 25 dự án cấp mới, giá trị 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562,3 triệu USD, chiếm 4,9% tổng vốn đầu tư.
- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15-4-2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....
- Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.
- Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn 2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp vào lưới điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
- Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt Sông Đuống, tổng vốn đầu tư đăng ký 224,3 triệu USD, do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Hà Nội
- Dự án Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD với mục tiêu sản xuất các loại Giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng (sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu) tại Tiền Giang.
Như vậy, cả nước có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư nước ngoài, đứng sau Hàn Quốc là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 1,229 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Kế tiếp, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Cụ thể, vốn đầu tư nước ngoài chú trọng vào 19 ngành, lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu và thu hút được 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, giá trị 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong sáu tháng.
Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 25 dự án cấp mới, giá trị 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562,3 triệu USD, chiếm 4,9% tổng vốn đầu tư.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2016:
- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15-4-2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....
- Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.
- Dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn 2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp vào lưới điện quốc gia; góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
- Dự án Midtown, tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt Sông Đuống, tổng vốn đầu tư đăng ký 224,3 triệu USD, do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Hà Nội
- Dự án Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD với mục tiêu sản xuất các loại Giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng (sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu) tại Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh: Các cơ quan chức năng ngày càng bám sát cơ sở để phục vụ nhân dân (30/06/2016)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam