Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đây không phải là một nguy cơ lớn đe dọa đến triển vọng kinh tế khu vực, bởi thị trường Anh hiện chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả châu Á.
Nếu cử tri Anh lựa chọn Brexit trong ngày trưng cầu dân ý 23-6 tới, mức cầu trên thị trường đảo quốc này sẽ suy giảm đáng kể.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế như Việt Nam, Campuchia hay Hong Kong (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.
Trong đó, đồng ringgit của Malaysia và đồng rupiah của Indonesia sẽ chịu tác động nặng nề nhất, bởi thực tế cho thấy trong trường hợp xảy ra bất ổn, hai đồng tiền này dễ bị tổn thương hơn.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các tập đoàn lớn của châu Á như Nissan, Toyota... sẽ phản ứng như thế nào đối với Brexit.
Trong một tuyên bố gần đây, hãng Toyota cho rằng việc nước Anh tiếp tục ở lại EU sẽ giúp họ mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh.
Tờ "Thời báo Tài chính" dẫn lời các nhà kinh tế của hãng nghiên cứu độc lập Capital Economics cho rằng, Brexit còn tác động gián tiếp đến châu Á khi châm ngòi cho nhiều vấn đề nảy sinh tại thị trường châu Âu.
Theo lập luận của phe ủng hộ Brexit, sau khi rời khỏi EU, nước Anh sẽ tự do đàm phán và ký kết thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế phát triển năng động ở châu Á.
Tuy nhiên, họ khó có thể tiếp cận với thị trường chung và đầy tiềm năng ở châu Âu.
Mặc dù vậy, tờ "Thời báo Tài chính" cho rằng đà suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và chu kỳ tăng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tác động đến châu Á nhiều hơn là Brexit./.
Bình Dương thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài  (19/06/2016)
Đưa Tuyên Quang thành tỉnh khá ở khu vực miền núi phía Bắc  (19/06/2016)
Đón di hài phi công máy bay SU30-MK2 trở về với đất liền  (19/06/2016)
Lợi hại liệu có bằng nhau  (19/06/2016)
Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học “hiến kế” cho lãnh đạo Hà Nội  (19/06/2016)
Trà Vinh cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế  (19/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên