Bình Dương thu hút trên 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Các dự án thu hút gồm 113 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký gần 731 triệu USD và 64 dự án điều chỉnh tăng vốn thêm 367 triệu USD.
Xét về lĩnh vực thu hút nguồn vốn này, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD và lĩnh vực dịch vụ có 14 dự án đăng ký cấp mới và tăng thêm vốn 83,6 triệu USD.
Trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương trong sáu tháng đầu năm, Singapore dẫn đầu với bảy dự án mới và tám dự án tăng thêm vốn với tổng vốn đầu tư 359,9 triệu USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 149 triệu USD; Nhật Bản đứng thứ ba với 84,89 triệu USD...
Theo đánh giá, điểm nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương là việc đã thu hút được các dự án lớn phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
Các dự án Bình Dương thu hút được thời gian qua phải kể đến các dự án của Singapore như dự án thành lập nhà máy Uniben của Công ty cổ phần Uniben chế biến và bảo quản rau quả, chế biến và đóng hộp rau quả với vốn đầu tư 100 triệu USD; Dự án thành lập Công ty trách nhiệm hũ hạn HCM Coffe của Fovolin Global Trading Pte.Ltd sản xuất và chế biến càphê với vốn đầu tư 88 triệu USD và Dự án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Urcoffe của Fovolin Global Trading Pte.Ltd sản xuất và chế biến càphê với vốn đầu tư 65,82 triệu USD. Cả ba dự án này đều đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp Việt Nam-Singapore II-A.
Dự án sản xuất xe đạp; linh kiện phụ tùng xe máy, xe ôtô, xe đạp của Kingstar Technology Co.Ltd (Brunei Darussalam) với vốn đầu tư 35 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại Đăng...
Với kết quả này, đến nay tỉnh Bình Dương đã thu hút 2.700 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký gần 24,75 tỷ USD.
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư tại các thi trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan để kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung với các dự án thuộc công nghiệp hỗ trợ... tranh thủ cơ hội Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những dự án có hàm lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh Bình Dương sẽ hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, cấp nước, điện, xử lý môi trường.
Triển khai xây dựng mới và mở rộng các khu công nghiệp theo đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tỉnh sẽ triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đáp ứng đầy đủ nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh./.
Đưa Tuyên Quang thành tỉnh khá ở khu vực miền núi phía Bắc  (19/06/2016)
Đón di hài phi công máy bay SU30-MK2 trở về với đất liền  (19/06/2016)
Lợi hại liệu có bằng nhau  (19/06/2016)
Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học “hiến kế” cho lãnh đạo Hà Nội  (19/06/2016)
Trà Vinh cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế  (19/06/2016)
Lễ tuyên dương phóng viên, biên tập viên trẻ tiêu biểu năm 2016  (18/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên