Khởi động “Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị”
21:54, ngày 04-06-2016
TCCSĐT - Ngày 03-6-2016, tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tổ chức Lễ Khởi động “Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị”.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ), Huỳnh Thanh Sử, đại diện Chủ dự án cho biết: Mục tiêu của dự án nhằm giảm rủi ro ngập lụt trong khu vực đô thị trung tâm, tăng cường kết nối giữa trung tâm Thành phố với các khu vực phát triển đô thị mới có rủi ro ngập lụt thấp hơn; tăng cường năng lực của các cấp chính quyền trong việc quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Dự án có tổng kinh phí hơn 322 triệu USD; trong đó vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới hơn 250 triệu USD, vốn ODA không hoàn lại từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ 10 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Cần Thơ tương đương 62 triệu USD. Theo đó, dự án sẽ tập trung chống ngập cho khu vực đô thị lõi của Thành phố thuộc 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Các công trình của dự án sẽ tập trung bảo vệ khu vực rộng 2.675 ha với dân số hơn 423.000 người. Đây là khu đô thị trung tâm, tập trung các cơ quan đầu não của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ, những năm gần đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do triều cường, nước biển dâng.
Ngoài 966.000 người dân được thụ hưởng lợi ích trực tiếp nhờ thoát khỏi tình trạng thường xuyên bị ngập úng do triều cường, dự án còn giúp cho hơn 1,25 triệu người dân khác trên địa bàn Thành phố và hàng triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hưởng lợi gián tiếp thông qua việc cải thiện, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng dự án.
Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2021 với 3 hợp phần.
Hợp phần 1 “Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường” với các công trình chủ yếu như: xây bờ kè sông Cần Thơ kết hợp với hệ thống giao thông và công viên dọc bờ kè; cải tạo một số kênh rạch, phục hồi và nâng cấp hệ thống kênh mương, hệ thống thoát nước, các công trình vệ sinh môi trường; xây dựng các cống ngăn triều cường tại những điểm trọng yếu; xây dựng các hồ điều hòa, chứa nước; trang bị hệ thống quản lý, vận hành, kiểm soát ngập và thoát nước.
Hợp phần 2 “Phát triển hành lang đô thị” với các công trình xây dựng cầu, đường, nâng cấp hệ thống xe buýt; xây dựng hạ tầng khu tái định cư; cung cấp hệ thống trang thiết bị vận hành và hỗ trợ quản lý giao thông nhằm tăng cường kết nối các khu vực nội đô và phát triển đô thị Cần Thơ theo hướng khuyến khích việc đi bộ và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại các khu vực ít chịu tác động của tình trạng ngập úng.
Hợp phần 3 “Tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu” gồm một số công trình, dự án hỗ trợ thiết lập nền tảng quy hoạch không gian đô thị, thiết lập hệ thống ứng phó với thảm họa.
Phát biểu tại Lễ khởi động Dự án, thay mặt lãnh đạo thành phố Cần Thơ, đồng chí Võ Thành Thống, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo và cán bộ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam, các vị Chủ nhiệm và Đồng Chủ nhiệm dự án đã tích cực giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để thành phố sớm khởi động thực hiện dự án.
Đồng chí Võ Thành Thống đề nghị Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, các đơn vị thiết kế, tư vấn, giám sát, nhà thầu thi công phải tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật để triển khai dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, mục tiêu đã đề ra. Các bên có liên quan cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi công; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến môi trường sống của người dân trong vùng dự án. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ cân đối ngân sách để bố trí vốn đối ứng kịp thời với tiến độ giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ.
Tại buổi lễ, đại diện Chủ dự án và đại diện người dân ở các địa phương trong vùng dự án đã ký cam kết cùng hợp tác giám sát trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án./.
Dự án có tổng kinh phí hơn 322 triệu USD; trong đó vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới hơn 250 triệu USD, vốn ODA không hoàn lại từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ 10 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Cần Thơ tương đương 62 triệu USD. Theo đó, dự án sẽ tập trung chống ngập cho khu vực đô thị lõi của Thành phố thuộc 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Các công trình của dự án sẽ tập trung bảo vệ khu vực rộng 2.675 ha với dân số hơn 423.000 người. Đây là khu đô thị trung tâm, tập trung các cơ quan đầu não của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ, những năm gần đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do triều cường, nước biển dâng.
Ngoài 966.000 người dân được thụ hưởng lợi ích trực tiếp nhờ thoát khỏi tình trạng thường xuyên bị ngập úng do triều cường, dự án còn giúp cho hơn 1,25 triệu người dân khác trên địa bàn Thành phố và hàng triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hưởng lợi gián tiếp thông qua việc cải thiện, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng dự án.
Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2021 với 3 hợp phần.
Hợp phần 1 “Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường” với các công trình chủ yếu như: xây bờ kè sông Cần Thơ kết hợp với hệ thống giao thông và công viên dọc bờ kè; cải tạo một số kênh rạch, phục hồi và nâng cấp hệ thống kênh mương, hệ thống thoát nước, các công trình vệ sinh môi trường; xây dựng các cống ngăn triều cường tại những điểm trọng yếu; xây dựng các hồ điều hòa, chứa nước; trang bị hệ thống quản lý, vận hành, kiểm soát ngập và thoát nước.
Hợp phần 2 “Phát triển hành lang đô thị” với các công trình xây dựng cầu, đường, nâng cấp hệ thống xe buýt; xây dựng hạ tầng khu tái định cư; cung cấp hệ thống trang thiết bị vận hành và hỗ trợ quản lý giao thông nhằm tăng cường kết nối các khu vực nội đô và phát triển đô thị Cần Thơ theo hướng khuyến khích việc đi bộ và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại các khu vực ít chịu tác động của tình trạng ngập úng.
Hợp phần 3 “Tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu” gồm một số công trình, dự án hỗ trợ thiết lập nền tảng quy hoạch không gian đô thị, thiết lập hệ thống ứng phó với thảm họa.
Phát biểu tại Lễ khởi động Dự án, thay mặt lãnh đạo thành phố Cần Thơ, đồng chí Võ Thành Thống, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo và cán bộ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam, các vị Chủ nhiệm và Đồng Chủ nhiệm dự án đã tích cực giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để thành phố sớm khởi động thực hiện dự án.
Đồng chí Võ Thành Thống đề nghị Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, các đơn vị thiết kế, tư vấn, giám sát, nhà thầu thi công phải tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật để triển khai dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, mục tiêu đã đề ra. Các bên có liên quan cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi công; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến môi trường sống của người dân trong vùng dự án. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ cân đối ngân sách để bố trí vốn đối ứng kịp thời với tiến độ giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ.
Tại buổi lễ, đại diện Chủ dự án và đại diện người dân ở các địa phương trong vùng dự án đã ký cam kết cùng hợp tác giám sát trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án./.
Hồ Chí Minh - Tầm nhìn thời đại  (04/06/2016)
Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất  (04/06/2016)
Trợ giúp nhân đạo: Thế giới cùng chung tay  (04/06/2016)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6-2016  (03/06/2016)
Thủ tướng: Đặt mục tiêu 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế  (03/06/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay