Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn: Rất nhiều cơ quan báo chí đã đưa tin sai sự thật
Buổi họp báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo tóm tắt nội dung phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5-2016 diễn ra trong hai ngày 01 và 02-6. Trong đó, một ngày Chính phủ tập trung cho vấn đề xây dựng thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật; bàn và đánh giá các văn bản phục vụ các luật, pháp lệnh, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Theo đó, để thực hiện 16 luật và pháp lệnh, chúng ta còn phải ban hành 37 văn bản nữa, tới 31-5 đã trình Chính phủ 11 dự thảo, số văn bản chưa trình là 26, trong đó nhiều văn bản đang thực hiện quy trình thẩm định tại Bộ Tư pháp và lấy ý kiến các bộ. Để thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, phải ban hành 49 nghị định, tới 31-5 đã trình Chính phủ 35 nghị định, chưa trình 14 nghị định, trong đó đã thẩm định 10 dự thảo nghị định và chưa thẩm định 4 dự thảo. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện xây dựng thể chế, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn luật, pháp luật, tinh thần là không để nợ đọng văn bản.
Trong ngày thứ hai, Chính phủ tập trung thảo luận đánh giá nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 tháng và tháng 5-2016. Trong điều kiện kinh tế khu vực và thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm rất cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, chúng ta đã đạt được thành tựu rất quan trọng. Trong đó, chỉ số CPI 5 tháng tăng 1,88% so với tháng 12-2015, lạm phát bình quân 5 tháng tăng 1,78%, chỉ số công nghiệp 5 tháng tăng 7,5%, so với cùng kỳ tăng 9,2%, xuất khẩu tăng 6,6%, so với cùng kỳ tăng 7,3%, đặc biệt FDI giải ngân dược 5,8 tỷ USD và tăng 17,2% so với cùng kỳ. Riêng vốn đăng ký FDI rất tốt, đạt 10,16 tỷ USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ 2015. Điều rất mừng nữa là có 44.740 doanh nghiệp đăng ký thành lập và có 12.999 doanh nghiệp trước đây do khó khăn tạm dừng sản xuất thì đã hoạt động trở lại.
Thủ tướng yêu cầu tập trung chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng. Song song với đó, phải đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% như Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu, vì chỉ có tăng trưởng mới bảo đảm được các cân đối lớn, tăng thu ngân sách và giải quyết được các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Thủ tướng chỉ đạo trong thời điểm hiện nay, không tăng giá điện, không tăng lệ phí, phí; việc điều chỉnh giá dịch vụ các lĩnh vực giáo dục, y tế phải có lộ trình, không tăng đồng loạt. Giá dầu đang ở mức 48-49 USD, mức trần CPI Quốc hội cho phép là 5%, toàn bộ các điều chỉnh liên quan đến giá dịch vụ y tế, giáo dục còn căn cứ vào biến động của giá dầu. Phí BOT, phí giao thông không tăng, giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi giữ ổn định từ nay đến cuối năm.
Về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quan điểm chỉ đạo là chỉ giữ những doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ liên quan đến quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế đất nước, còn các doanh nghiệp khác không cần nắm giữ thì đẩy mạnh bán phần vốn nhà nước, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nguồn lực để đầu tư cho phát triển. Về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng lộ trình báo cáo Thủ tướng, quyết tâm từ nay đến cuối năm đưa ra các kịch bản giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Về cải thiện môi trường đầu tư, sau hội nghị với doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Việc ban hành 49 nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cũng nhằm tháo bỏ rào cản, tháo bỏ giấy phép con, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu siết chặt kỷ cương, kỷ luật của các cơ quan hành chính, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu, các bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, trong việc thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, Nghị quyết của Quốc hội và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các đồng chí chủ trì họp báo đã trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Liên quan đến kết luận về nguyên nhân gây ra vụ cá chết ở miền Trung, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngay sau khi phát hiện ra cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo kịp thời và quyết liệt các bộ, ngành, địa phương. Có hơn 30 cơ quan, bộ, ngành, địa phương tham gia, thu thập chứng cứ, xác minh, tìm ra nguyên nhân vụ việc cá chết. Có mời hàng trăm nhà khoa học trong nước, quốc tế cùng tham gia thu thập dữ liệu, chứng cứ, để xác minh điều tra nguyên nhân, trên nguyên tắc là phải dựa vào khoa học, khách quan, và chặt chẽ về mặt pháp lý.
Trong quá trình điều tra, quan điểm của Thủ tướng cũng đã chỉ đạo, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và không loại trừ bất cứ một tổ chức, cá nhân nào.
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cơ quan chức năng, mời tư vấn trong và ngoài nước để phản biện độc lập. Trước khi kết luận chính thức việc này, có mời nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước phản biện vì xác định đây là vấn đề rất quan trọng. Khi công bố, phải bảo đảm chứng cứ, tính pháp lý và tính khách quan. Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, nhất là bảo đảm môi trường biển được an toàn, lâu dài. Đây cũng là mong đợi của người dân.
Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại, ngày 09-5 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 772 hỗ trợ gạo cho ngư dân ở vùng bị ảnh hưởng, tổ chức thu mua hải sản đánh bắt của ngư dân và hỗ trợ bằng tiền cho các tàu phải ngừng ra khơi, hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, chủ tàu làm nhiệm vụ dịch vụ hậu cần cá, thu mua hải sản.
Hiện nay, Thủ tướng tiếp tục giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Y tế khảo sát khu vực biển an toàn để đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra tất cả các dự án có khả năng liên quan tới xả thải trên phạm vi cả nước, mục tiêu là chúng ta chủ động phòng ngừa và cương quyết xử lý vi phạm nếu các tổ chức, cá nhân xả thải không đúng quy định.
Cũng liên quan đến vụ cá chết ở miền Trung, đánh giá về vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin đến người dân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hoan nghênh nhiều cơ quan báo chí đã kịp thời thông tin khuyến cáo cho người dân, thông tin hỗ trợ giúp các cơ quan chức năng khoanh vùng ngăn ngừa thiệt hại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rất nhiều cơ quan báo chí đã đưa tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang, kích động dư luận, gây mất an ninh, trật tự và ảnh hưởng xấu đến xã hội trong thời gian vừa qua; mong muốn tất cả cơ quan báo chí rút kinh nghiệm, nghiêm túc chấn chỉnh ngay, để làm thế nào đồng hành cùng Chính phủ và Nhà nước thông tin đến người dân một cách trung thực, bảo đảm tính xây dựng vì mục đích chung là hướng tới người dân, phục vụ người dân ở vùng bị thiên tai.
Tiếp đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các đồng chí chủ trì họp báo còn trả lời nhiều câu hỏi khác của các nhà báo./.
Xu hướng tái vũ trang toàn cầu  (02/06/2016)
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương báo cáo giải ngân đầu tư công  (02/06/2016)
Việt Nam cử chuyên gia giúp Lào hoàn thiện thể chế, pháp luật  (02/06/2016)
Thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng hiệu quả  (02/06/2016)
Không tăng giá điện và phí đường bộ, tránh gây áp lực lên CPI  (01/06/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên