Ngày 30-5, 12 tỉnh công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân
Ngày 30-5, Ủy ban bầu cử các tỉnh Trà Vinh, Tuyên Quang, Tiền Giang, Long An, Hà Nam, Phú Yên, Yên Bái, Thái Nguyên, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Quảng Trị công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Công bố của Ủy ban bầu cử các tỉnh cho thấy đa số các tỉnh đã bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIV. Riêng tỉnh Lâm Đồng bầu được 6 đại biểu Quốc hội, còn thiếu 1 đại biểu so với số lượng được ấn định. Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo Hội đồng Bầu cử quốc gia và Hội đồng Bầu cử quốc gia đã có văn bản trả lời giữ nguyên 6 đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng mà không phải tổ chức bầu thêm.
Cơ bản đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã bầu đủ số lượng (riêng Trà Vinh bầu thiếu 1 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; Tiền Giang, Đồng Tháp bầu thiếu 1 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện, Quảng Trị thiếu 2 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện). Theo quyết định của Ủy ban Bầu cử các tỉnh, 1 số đơn vị bầu cử của Tuyên Quang, Hà Nam, Phú Yên, Đắk Nông, Lâm Đồng phải tiến hành bầu thêm do bầu thiếu đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã.
Ủy ban Bầu cử tỉnh Trà Vinh thông báo, tỉnh đã bầu đủ 6 đại biểu Quốc hội khóa XIV; bầu 49 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, thiếu 1 đại biểu so với chỉ tiêu được ấn định; bầu được 297 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện, thiếu 3 đại biểu so với số đại biểu được ấn định; bầu 2.879 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã, thiếu 23 đại biểu so với số đại biểu được ấn định. Theo quy định, do số đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp ở Trà Vinh đã được bầu đạt hơn 2/3 số đại biểu được ấn định, nên Trà Vinh không tổ chức bầu cử thêm.
Theo Ủy ban Bầu cử tỉnh Tuyên Quang, tỉnh đã bầu đủ 6 đại biểu Quốc hội; 59 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và 252 đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện, thành phố. Có 6 đơn vị phải tiến hành bầu cử thêm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã vì bầu không đủ số lượng đại biểu được ấn định, trong đó huyện Sơn Dương có 4 đơn vị bầu cử (xã Lâm Xuyên, bầu được 3/5 đại biểu; xã Hồng Lạc, bầu được 1/3 đại biểu; xã Thanh Phát, bầu được 3/5 đại biểu; xã Quyết Thắng, bầu được 2/4 đại biểu); huyện Yên Sơn có 1 đơn vị bầu cử (xã Chân Sơn, bầu được 3/5 đại biểu); huyện Na Hang có 1 đơn vị bầu cử (xã Côn Lôn, bầu được 2/4 đại biểu).
Ủy ban Bầu cử Tiền Giang cho biết, tỉnh đã bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội được ấn định là 8 đại biểu. Cử tri tỉnh Tiền Giang đã bầu đủ 64 đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa IX; 396 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện (số đại biểu được ấn định là 397 người) và 4.741 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã (số đại biểu được ấn định là 4.751 người).
Theo Ủy ban Bầu cử tỉnh Long An, tỉnh đã bầu đủ 8 đại biểu Quốc hội khóa XIV theo số lượng được ấn định. Theo Ủy ban Bầu cử tỉnh Long An, toàn tỉnh không có đơn vị bầu cử nào phải tổ chức bầu cử lại.
Thông tin từ Ủy ban Bầu cử tỉnh Hà Nam, tỉnh bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIV là 6 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu tái cử, 2 đại biểu là nữ. Đối với đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, số đại biểu trúng cử là 48/49 đại biểu; đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân cấp huyện là 210/210 đại biểu; đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã có 2.897/3.026 đại biểu trúng cử, thiếu 129 đại biểu. Tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị phải tiến hành bầu cử thêm 44 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã do chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.
Tỉnh Phú Yên đã bầu đủ số lượng 6 đại biểu Quốc hội khóa XIV. Về cơ cấu: đại biểu nữ là 16,67%; đại biểu là người trẻ (dưới 40 tuổi) 16,67%; đại biểu tái cử 33,33%. Cử tri Phú Yên bầu đủ 50 đại biểu Hội đồng Nhân dân; bầu 295 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện và 2.944 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã. Tỉnh Phú Yên có 6 khu vực bỏ phiếu bầu cử Hội đồng Nhân dân thành phố Tuy Hòa thuộc đơn vị bầu cử số 2 (phường 2, thành phố Tuy Hòa) phải tiến hành bầu cử thêm do bầu chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu được ấn định.
Tỉnh Yên Bái đã bầu được 6 đại biểu Quốc hội. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh khóa XVIII, có 59 đại biểu trúng cử, trong đó đại biểu có số phiếu cao nhất đạt 97,23%; đối với bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện có 322 đại biểu trúng cử, trong đó đại biểu có số phiếu cao nhất đạt 98,7%. Đối với bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã, số đại biểu được bầu là 4.603 đại biểu, tổng số đại biểu đã bầu được là 4.552 đại biểu, thiếu 51 đại biểu.
Theo đánh giá của Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Nguyên, cử tri trong tỉnh đã bầu cử một lần đủ số đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh là 75 người; không có đơn vị bầu cử nào phải tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại do bầu thiếu hoặc sai quy trình bầu cử.
Ủy ban Bầu cử tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh bầu được 6 đại biểu Quốc hội theo ấn định; bầu 53 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; bầu 285 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện, 2.078 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã; không có đơn vị nào phải bầu cử lại. Tuy nhiên có 3 đơn vị bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã ở 3 xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút), Nâm Nung, Buôn Choah (huyện Krông Nô) phải bầu thêm đại biểu do chưa bầu đủ số đại biểu theo quy định.
Ủy ban Bầu cử tỉnh Lâm Đồng công bố, cử tri bầu đủ 76 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; bầu 428 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện. Riêng Hội đồng Nhân dân cấp xã, toàn tỉnh Lâm Đồng được ấn định 4.165 người, nhưng số đại biểu trúng cử là 4.098 người. Trong đó, 3 đơn vị bầu cử tại huyện Lâm Hà chưa đủ 2/3 số lượng đại biểu được ấn định trúng cử, theo quy định phải tổ chức bầu thêm, là xã Mê Linh (đã bầu thêm 1 đại biểu vào ngày 29/5), xã Phúc Thọ và xã Liên Hà sẽ lần lượt bầu thêm 1 và 3 đại biểu vào ngày 5/6 tới.
Ủy ban Bầu cử tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh bầu đủ 8 đại biểu Quốc hội; bầu đủ 63 đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện, cử tri tỉnh Đồng Tháp đã bầu được 422 đại biểu, thiếu 1 đại biểu; Hội đồng Nhân dân cấp xã bầu 4.033 đại biểu, thiếu 19 đại biểu. Các đơn vị bầu thiếu vẫn đảm bảo đủ 2/3 số đại biểu theo ấn định nên không phải tổ chức bầu thêm.
Theo báo cáo của Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Trị, tỉnh bầu được 6 đại biểu Quốc hội; 50 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh; 294 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp huyện, thiếu 2 đại biểu so với ấn định; bầu 3.384 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã, thiếu 134 đại biểu của 15 xã.
Ủy ban bầu cử tỉnh Phú Thọ cho biết cuộc bầu cử thêm đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã tại Phú Thọ được tổ chức ngày 29-5 đã bầu thêm 60 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã. Trong cuộc bầu cử thêm đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã, tại các điểm bỏ phiếu, tình hình an ninh trật tự được bảo đảm, cử tri đi bỏ phiếu với tỷ lệ cao. Đến 19 giờ ngày 29-5, các tổ bầu cử đã tuyên bố kết thúc bỏ phiếu, tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả cho Ủy ban bầu cử tỉnh Phú Thọ như quy định.
Trước đó, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016- 2021 diễn ra vào ngày 22-5, cử tri toàn tỉnh Phú Thọ đã bầu được 6.963 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã và còn thiếu 333 đại biểu nên phải tổ chức bầu thêm 92 đại biểu trong tổng số 171 ứng cử viên./.
Bộ trưởng Quốc phòng thăm hữu nghị chính thức Campuchia  (31/05/2016)
Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản  (31/05/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến ngày 29-5-2016)  (31/05/2016)
Ý nghĩa của việc học và dạy lịch sử  (31/05/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên