Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga
21:52, ngày 20-05-2016
Chiều 19-5, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga tại Sochi, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Myanmar Htin Kyaw.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, hai Thủ tướng khẳng định Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước.
Hai Thủ tướng đánh giá cao các cơ chế hợp tác sẵn có và nhất trí sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan của hai bên phối hợp triển khai có hiệu quả các Hiệp định, thỏa thuận mà hai bên đã đạt được để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mọi lĩnh vực hợp tác, nhất là về thương mại, đầu tư, du lịch, đồng thời tiếp tục các nỗ lực để giải quyết những vấn đề còn tồn tại như công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, vấn đề địa vị pháp lý cho Việt kiều tại Campuchia và việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia.
Tại cuộc gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực và nhấn mạnh trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng; tìm cách tháo gỡ khó khăn để tăng kim ngạch song phương, phấn đấu đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2018; đẩy mạnh đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế.
Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh, cần tăng cường đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề lớn liên quan đến an ninh, lợi ích của mỗi nước và của khu vực.
Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Tại cuộc gặp Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua, đồng thời khẳng định mong muốn tiếp tục mọi nỗ lực để đưa mối quan hệ và sự hợp tác đó ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại.
Myanmar đánh giá cao các nhà đầu tư của Việt Nam đang làm ăn tại Myanmar.
Tổng thống Htin Kyaw cho biết, Chính phủ mới của Myanmar sẽ sớm xem xét các vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu liên quan đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Myanmar trong các lĩnh vực như dầu khí, bất động sản, viễn thông…, mời các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại các đặc khu kinh tế Myanmar và bày tỏ mong muốn Việt Nam giúp kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng và chế biến cà phê và hồ tiêu xuất khẩu.
Trong bối cảnh hai nước vừa có ban lãnh đạo mới, hai bên cho rằng cần đẩy mạnh việc trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân; duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có, trong đó có Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; thúc đẩy và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề an ninh, lợi ích chiến lược ở khu vực, bao gồm cả Biển Đông; đẩy mạnh hợp tác tại các cơ chế tiểu vùng như GMS, ACMECS, CLMV./.
Hai Thủ tướng đánh giá cao các cơ chế hợp tác sẵn có và nhất trí sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan của hai bên phối hợp triển khai có hiệu quả các Hiệp định, thỏa thuận mà hai bên đã đạt được để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mọi lĩnh vực hợp tác, nhất là về thương mại, đầu tư, du lịch, đồng thời tiếp tục các nỗ lực để giải quyết những vấn đề còn tồn tại như công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, vấn đề địa vị pháp lý cho Việt kiều tại Campuchia và việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia.
Tại cuộc gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực và nhấn mạnh trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng; tìm cách tháo gỡ khó khăn để tăng kim ngạch song phương, phấn đấu đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2018; đẩy mạnh đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế.
Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh, cần tăng cường đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề lớn liên quan đến an ninh, lợi ích của mỗi nước và của khu vực.
Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Tại cuộc gặp Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua, đồng thời khẳng định mong muốn tiếp tục mọi nỗ lực để đưa mối quan hệ và sự hợp tác đó ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại.
Myanmar đánh giá cao các nhà đầu tư của Việt Nam đang làm ăn tại Myanmar.
Tổng thống Htin Kyaw cho biết, Chính phủ mới của Myanmar sẽ sớm xem xét các vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu liên quan đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Myanmar trong các lĩnh vực như dầu khí, bất động sản, viễn thông…, mời các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại các đặc khu kinh tế Myanmar và bày tỏ mong muốn Việt Nam giúp kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng và chế biến cà phê và hồ tiêu xuất khẩu.
Trong bối cảnh hai nước vừa có ban lãnh đạo mới, hai bên cho rằng cần đẩy mạnh việc trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân; duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có, trong đó có Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; thúc đẩy và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề an ninh, lợi ích chiến lược ở khu vực, bao gồm cả Biển Đông; đẩy mạnh hợp tác tại các cơ chế tiểu vùng như GMS, ACMECS, CLMV./.
Đúng quy trình  (20/05/2016)
Phát triển công nghệ thông tin: Yếu tố then chốt đáp ứng sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng  (20/05/2016)
Phát triển bền vững kinh tế, quốc phòng trên địa bàn biển, đảo Tây Nam trong tình hình mới  (20/05/2016)
Mỗi đại biểu cần phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (20/05/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên