Phát triển công nghệ thông tin: Yếu tố then chốt đáp ứng sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng
TCCSĐT - Ngày 19-5-2016 tại Hà Nội, “Banking Vietnam”, sự kiện công nghệ ngân hàng thường niên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức, nhằm triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới.
Tham dự Hội thảo có Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, cùng nhiều lãnh đạo và các chuyên gia cao cấp ngành ngân hàng và công nghệ thông tin. Với chủ đề: “Đổi mới và sáng tạo - Nhân tố then chốt nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới”, Banking Vietnam 2016 tập trung vào hai mảng hoạt động chính là hội thảo và triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị, kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Triển lãm quy tụ hơn 30 gian hàng từ các tập đoàn, công ty công nghệ hàng đầu trưng bày và giới thiệu những giải pháp công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Phát biểu khai mạc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, để làm nên các thành quả của hệ thống ngân hàng, bên cạnh nỗ lực của mỗi ngân hàng còn có sự hỗ trợ phát triển của công nghệ với việc nâng cao khả năng thanh toán, xây dựng ngân hàng số, ngân hàng điện tử… Theo Phó Thống đốc, Banking Vietnam qua một thời gian dài tổ chức đã góp phần tích cực trong ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là mở rộng tiện ích thanh toán, giúp nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị của ngân hàng.
Ở các phiên hội thảo, các diễn giả đã thảo luận về Chiến lược tổng thể phát triển ngành ngân hàng Việt Nam từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các cơ hội, thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2017. Các chuyên gia đã trao đổi về các xu hướng công nghệ, dịch vụ ngân hàng trong nước cũng như định hướng của Ngân hàng Nhà nước về phát triển công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và hạ tầng thông tin ngân hàng, xu hướng ngân hàng số và ngân hàng di động... Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng kỹ thuật số và xây dựng hạ tầng bảo mật bền vững cho các ngân hàng là chủ đề được quan tâm đặc biệt trong Hội thảo này.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhận định, bối cảnh hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội nhưng ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và việc quản trị rủi ro, việc mất an toàn thông tin trong lĩnh vực ngân hàng xảy ra với tần suất ngày càng nhiều. Gần đây, hàng loạt sự cố liên quan đến bảo mật ngân hàng đã gây chấn động toàn cầu, trong đó có sự cố ngân hàng Băng-la-đét bị hacker chiếm đoạt 81 triệu USD, hay Ngân hàng Thương mại cổ phần TPBank (Việt Nam) suýt mất 1 triệu Euro với phương thức tương tự. Do đó, Thứ trưởng cho rằng, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và ứng dụng công nghệ hiện đại, ngành ngân hàng cần chú ý trong công tác bảo đảm an toàn thông tin, hệ thống thông tin càng hiện đại thì rủi ro và hậu quả khi mất an toàn thông tin sẽ càng cao.
Những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 được các chuyên gia tập trung thảo luận là sự thay đổi về môi trường pháp lý, công nghệ, hành vi khách hàng; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ giữa các ngân hàng với nhau mà còn với các tổ chức phi ngân hàng. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các chuẩn mực quốc tế mới sẽ tác động đến lãi suất ngân hàng, trong khi đó, quy mô thị trường tài chính của Việt Nam còn nhỏ, các sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế, hệ thống ngân hàng còn mỏng và phân bổ không đều. Từ những thách thức này, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến việc phát triển công nghệ thông tin và coi đây là một yếu tố then chốt để đáp ứng khả năng bùng nổ của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ và ngân hàng điện tử. Các ngân hàng và các cơ quan chức năng còn nhiều việc phải làm và thay đổi, trong đó cần đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế nói chung và hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng, giải quyết nợ xấu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… Cùng với đó, thể chế và hành lang pháp lý cũng cần có những thay đổi để phù hợp với các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử để lĩnh vực này tuân theo nguyên tắc thị trường.
Về phía các tổ chức tín dụng, các tổ chức này cần ưu tiên vốn vào công nghệ hiện đại, có thể sử dụng cả biện pháp thuê lại máy móc thiết bị. Cùng với phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, các ngân hàng thương mại cần tạo hệ thống quản trị rủi ro bền vững, có thể tách rủi ro về công nghệ thông tin thành rủi ro riêng không nằm trong rủi ro vận hành. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Phạm Xuân Hòe cho biết, trong khi các quốc gia trên thế giới đầu tư rất lớn cho công nghệ mới, các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương đầu tư khoảng 70 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ, trong đó, nhiều nhất là Ma-lai-xi-a đầu tư khoảng 12 tỷ USD/năm, thì ngành ngân hàng ở Việt Nam chỉ dành số tiền khá khiếm tốn cho hoạt động này./.
Phát triển bền vững kinh tế, quốc phòng trên địa bàn biển, đảo Tây Nam trong tình hình mới  (20/05/2016)
Mỗi đại biểu cần phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (20/05/2016)
Học thuyết Mác - Lê-nin về mâu thuẫn và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay  (20/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin  (20/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga  (19/05/2016)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm