Việt Nam cam kết phối hợp với quốc tế kiểm soát kháng kháng sinh
20:48, ngày 16-04-2016
Ngày 16-4-2016, Hội nghị các Bộ trưởng Y tế về kháng kháng sinh trong khu vực châu Á đã diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) với sự tham dự của 12 Bộ trưởng Y tế các nước gồm Nhật Bản, Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, cùng nhiều quan chức và chuyên gia kỹ thuật của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp các nước.
Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Hội nghị do chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức với sự phối hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về chống kháng thuốc, xác định các cách tiếp cận và đóng góp xây dựng các kế hoạch quốc gia đa ngành về kháng kháng sinh; xây dựng và thông qua Tuyên bố Tokyo của các Bộ trưởng Y tế các nước trong khu vực về kháng kháng sinh, trình nội dung cho chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra vào tháng Năm tới tại Ise-Shima (Nhật Bản) và Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước G7 tại Kobe, Nhật Bản, vào tháng Chín tới.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Y tế và đại diện WHO đã cùng nhau thảo luận các nỗ lực phòng, chống kháng kháng sinh trên toàn cầu, khu vực và tại các quốc gia; những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách; sự liên quan giữa vấn đề kháng kháng sinh với an ninh y tế toàn cầu.
Các bộ trưởng cũng thảo luận cách tiếp cận “Một sức khỏe” và các cơ chế phối hợp đa ngành trong công tác chống kháng thuốc.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh các cam kết của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát hiệu quả vấn đề kháng kháng sinh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ một số thành công bước đầu của Việt Nam như ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 vào tháng 6-2013, ký kết Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về chống kháng thuốc giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Đối tác Phát triển tại Việt Nam vào tháng 6-2015, phối hợp với WHO tổ chức Tuần lễ kháng kháng sinh vào tháng 11-2015 với nhiều hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị…
Việt Nam cũng được mời phát biểu tham luận tại phiên họp thảo luận về cách tiếp cận “Một Sức khỏe” hướng đến an ninh y tế toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đi đầu về thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên người và động vật trong Chương trình An ninh y tế toàn cầu, bao gồm vấn đề chống kháng thuốc trên vật nuôi.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Đối tác Một Sức khỏe vào tháng 3-2016, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh phối hợp đa ngành về kiểm soát bệnh tật trên động vật và chống kháng thuốc trên vật nuôi.
Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thông qua Tuyên bố Tokyo về kháng kháng sinh, cam kết xây dựng các hệ thống y tế có khả năng ứng phó nhanh, đẩy mạnh phối hợp đa ngành, hợp tác quốc tế ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống kháng thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe người dân…
Hội nghị cũng đã phát động Sáng kiến Một Sức khỏe khu vực châu Á-Thái Bình Dương về kháng kháng sinh, trong đó các nước cùng nhau xác định và giải quyết các thách thức do kháng kháng sinh gây ra trong khu vực bằng cách xây dựng lộ trình để thực hiện các khung hành động của khu vực về kháng kháng sinh, tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về sử dụng kháng sinh hợp lý, xây dựng và thực hiện các quy định quản lý kháng sinh, thiết lập hệ thống giám sát và mạng lưới xét nghiệm, tăng cường quản lý chăm sóc y tế, tiếp cận kháng sinh hiệu quả, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.
Trước đó, trong hai ngày 14 và 15-4 cũng đã diễn ra Cuộc họp tham vấn kỹ thuật về kháng kháng sinh trong khu vực châu Á với sự tham dự của các chuyên gia kỹ thuật của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp các nước./.
Hội nghị do chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức với sự phối hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về chống kháng thuốc, xác định các cách tiếp cận và đóng góp xây dựng các kế hoạch quốc gia đa ngành về kháng kháng sinh; xây dựng và thông qua Tuyên bố Tokyo của các Bộ trưởng Y tế các nước trong khu vực về kháng kháng sinh, trình nội dung cho chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra vào tháng Năm tới tại Ise-Shima (Nhật Bản) và Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước G7 tại Kobe, Nhật Bản, vào tháng Chín tới.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Y tế và đại diện WHO đã cùng nhau thảo luận các nỗ lực phòng, chống kháng kháng sinh trên toàn cầu, khu vực và tại các quốc gia; những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách; sự liên quan giữa vấn đề kháng kháng sinh với an ninh y tế toàn cầu.
Các bộ trưởng cũng thảo luận cách tiếp cận “Một sức khỏe” và các cơ chế phối hợp đa ngành trong công tác chống kháng thuốc.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh các cam kết của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát hiệu quả vấn đề kháng kháng sinh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ một số thành công bước đầu của Việt Nam như ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 vào tháng 6-2013, ký kết Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về chống kháng thuốc giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Đối tác Phát triển tại Việt Nam vào tháng 6-2015, phối hợp với WHO tổ chức Tuần lễ kháng kháng sinh vào tháng 11-2015 với nhiều hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị…
Việt Nam cũng được mời phát biểu tham luận tại phiên họp thảo luận về cách tiếp cận “Một Sức khỏe” hướng đến an ninh y tế toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đi đầu về thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên người và động vật trong Chương trình An ninh y tế toàn cầu, bao gồm vấn đề chống kháng thuốc trên vật nuôi.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Đối tác Một Sức khỏe vào tháng 3-2016, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh phối hợp đa ngành về kiểm soát bệnh tật trên động vật và chống kháng thuốc trên vật nuôi.
Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thông qua Tuyên bố Tokyo về kháng kháng sinh, cam kết xây dựng các hệ thống y tế có khả năng ứng phó nhanh, đẩy mạnh phối hợp đa ngành, hợp tác quốc tế ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống kháng thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe người dân…
Hội nghị cũng đã phát động Sáng kiến Một Sức khỏe khu vực châu Á-Thái Bình Dương về kháng kháng sinh, trong đó các nước cùng nhau xác định và giải quyết các thách thức do kháng kháng sinh gây ra trong khu vực bằng cách xây dựng lộ trình để thực hiện các khung hành động của khu vực về kháng kháng sinh, tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về sử dụng kháng sinh hợp lý, xây dựng và thực hiện các quy định quản lý kháng sinh, thiết lập hệ thống giám sát và mạng lưới xét nghiệm, tăng cường quản lý chăm sóc y tế, tiếp cận kháng sinh hiệu quả, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.
Trước đó, trong hai ngày 14 và 15-4 cũng đã diễn ra Cuộc họp tham vấn kỹ thuật về kháng kháng sinh trong khu vực châu Á với sự tham dự của các chuyên gia kỹ thuật của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp các nước./.
Nhiều khó khăn bủa vây ngành công nghiệp không khói thế giới  (16/04/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng  (16/04/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng  (16/04/2016)
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm  (15/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên