Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm
22:56, ngày 15-04-2016
Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu đến năm 2020 đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm từ 3-5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố...
Khắc phục sơ hở mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động
Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng. Trong đó, gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động. Đặc biệt trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế như: Góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính, kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về thuế, chính sách quản lý đất đai...
Nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi. Ban hành quy định việc thẩm định về bảo đảm yêu cầu an ninh, trật tự đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm quốc gia.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó, đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới, biển đảo, khu công nghiệp và các thành phố lớn...
Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.
Lập hồ sơ quản lý các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội
Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ. Trong đó, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội "đâm thuê, chém mướn", "bảo kê", "xiết nợ", đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt động chuyển giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng kinh doanh để phạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các chất ma túy lớn.
Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặt biệt nguy hiểm. Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm, địa bàn đô thị và giáp ranh./.
Mục tiêu đến năm 2020 đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm từ 3-5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố...
Khắc phục sơ hở mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động
Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng. Trong đó, gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động. Đặc biệt trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế như: Góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính, kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về thuế, chính sách quản lý đất đai...
Nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi. Ban hành quy định việc thẩm định về bảo đảm yêu cầu an ninh, trật tự đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm quốc gia.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó, đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới, biển đảo, khu công nghiệp và các thành phố lớn...
Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.
Lập hồ sơ quản lý các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội
Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ. Trong đó, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội "đâm thuê, chém mướn", "bảo kê", "xiết nợ", đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt động chuyển giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng kinh doanh để phạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các chất ma túy lớn.
Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặt biệt nguy hiểm. Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm, địa bàn đô thị và giáp ranh./.
Cơ quan báo chí cần bình đẳng trong tuyên truyền bầu cử  (15/04/2016)
Điện, Thư chúc mừng Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội  (15/04/2016)
Chuẩn bị họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng  (15/04/2016)
Triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự  (15/04/2016)
Tổng Giám đốc WTO: Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển nhanh  (15/04/2016)
Bánh dân gian Nam Bộ hướng đến hội nhập  (15/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên