Cơ quan báo chí cần bình đẳng trong tuyên truyền bầu cử
22:55, ngày 15-04-2016
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị cơ quan báo chí cần bình đẳng trong tuyên truyền bầu cử, không phân biệt người được các tổ chức giới thiệu và người tự ứng cử; người có chức vụ cao với người không có chức vụ cao; không phân biệt giới tính…
Thông tin trên được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra trong bài phát biểu khai mạc tại buổi Tập huấn báo chí tuyên truyền về Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15-4.
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử. Qua công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa sự kiện, cơ quan báo chí cần giới thiệu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, cần làm rõ một số điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW như không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm... Bổ sung tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, báo chí cần giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử lần này, tuyên truyền tiêu chuẩn người tự ứng cử, quyền bầu cử và tự ứng cử của công dân, biểu dương kịp thời đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.../.
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, công tác thông tin báo chí góp phần rất quan trọng vào thành công của bầu cử. Qua công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa sự kiện, cơ quan báo chí cần giới thiệu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, cần làm rõ một số điểm mới trong Chỉ thị 51-CT/TW như không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm... Bổ sung tỷ lệ hợp lý đại biểu đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, báo chí cần giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử lần này, tuyên truyền tiêu chuẩn người tự ứng cử, quyền bầu cử và tự ứng cử của công dân, biểu dương kịp thời đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.../.
Điện, Thư chúc mừng Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội  (15/04/2016)
Chuẩn bị họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng  (15/04/2016)
Triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự  (15/04/2016)
Tổng Giám đốc WTO: Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển nhanh  (15/04/2016)
Bánh dân gian Nam Bộ hướng đến hội nhập  (15/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên