Việt Nam tham dự Hội nghị Kết nối Kinh tế vùng Đông Bắc Ấn Độ
Tham dự Hội nghị lần này có lãnh đạo Bộ Phát triển Vùng Đông Bắc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, chính quyền bang Manipur và một số bang khác của vùng Đông Bắc, đại diện một số hiệp hội thương mại dịch vụ và các đối tác liên quan đến các dự án phát triển vùng Đông Bắc trong đó có Cục quản lý Đường cao tốc Ấn Độ, Hãng hàng không quốc gia Ấn Độ Air India.
Đại diện các nước tham dự Hội nghị lần này có Bộ trưởng Thương mại Bangladesh và Đại sứ một số nước ASEAN như Brunei, Philippines, Thái Lan, Việt Nam cùng Tổng lãnh sự Myanmar tại Kolkata.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đánh giá cao tiềm năng phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt là tiềm năng về dầu khí, thủy điện, sự đa dạng sinh học và nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời cho rằng sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi về địa lý là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa khu vực này với các nước ASEAN.
Đại sứ khẳng định Việt Nam hoan nghênh và luôn luôn ủng hộ Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, cho rằng việc triển khai chính sách này trước hết bắt đầu từ các bang vùng Đông Bắc của Ấn Độ, trong đó có bang Manipur.
Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các dự án kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước ASEAN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại tại các khu vực cửa khẩu vùng Đông Bắc với các nước xung quanh.
Đại sứ tin tưởng nếu có thêm chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa, khu vực Đông Bắc Ấn Độ chắc chắc sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp không chỉ của các doanh nghiệp Ấn Độ mà cả các doanh nghiệp ASEAN, kể cả Việt Nam.
Khu vực Đông Bắc Ấn Độ được coi là cửa ngõ để Ấn Độ đi vào các nước ASEAN, song hiện khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là về cơ sở hạ tầng và kết nối với phần còn lại của Ấn Độ cũng như với các nước ASEAN.
Tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ-ASEAN lần thứ 13 tại Kuala Lumpur hồi tháng 11-2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố khoản tín dụng 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy các dự án hỗ trợ kết nối về địa lý và kết nối số giữa Ấn Độ và các nước ASEAN.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai nhiều dự án nhằm cải thiện kết nối, đặc biệt là đường bộ giữa khu vực Đông Bắc Ấn Độ với các nước Đông Nam Á như dự án Giao thông đa phương tiện Kaladan, dự án Đường cao tốc ba bên Ấn Độ-Myanmar-Thái Lan, trong đó có dự án Cầu Hữu nghị Ấn Độ-Myanmar.
Nhân dịp tham dự Hội nghị tại Imphal, Đại sứ Tôn Sinh Thành cũng đã cùng Đại sứ các nước ASEAN tham gia chuyến khảo sát thực tế khu vực cửa khẩu Ấn Độ-Myanmar, nơi có dự án Cầu Hữu nghị kết nối vùng Moreh của Ấn Độ với vùng Tamu của Myanmar./.
Việt Nam - Điểm đến của các doanh nghiệp Italy trong ASEAN  (10/04/2016)
Đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng ở bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ tới  (10/04/2016)
Các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội trong ngày nghỉ cuối tuần  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên